các công nghệ chuyển đổi số nhà máy

AI

Trí tuệ nhân tạo (AI)

 

internet van vat

Internet vạn vật (IoT)

 

big data

Dữ liệu lớn (Big Data)

 

dien toan dam may 1

Điện toán đám mây

 

chuyển đổi số nhà máy là gì?

Chuyển đổi số nhà máy hay chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi từ mô hình sản xuất truyền thống sang mô hình sản xuất hiện đại bằng cách áp dụng các công nghệ hiện đại như: dữ liệu lớn (Big data), điện toán đám mây, Internet vạn vật (Iot), trí tuệ nhân tạo (AI)…nhằm tối ưu hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, thay đổi phương thức vận hành và quản lý của doanh nghiệp

Trên thực tế chuyển đổi số không chỉ là thay đổi về cách thức thực hiện mà còn có vai trò thay đổi tư duy sản xuất kinh doanh, phương thức quản lý và vận hành doanh nghiệp

lợi ích của doanh nghiệp khi chuyển đổi số nhà máy

Thay đổi tư duy quản lý, vận hành nhà máy, doanh nghiệp

Với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đòi hỏi người lãnh đạo cần phải thay đổi tư duy, cần chủ động và có tầm nhìn rộng hơn

Chuyển đổi số giúp nâng cao tính minh bạch trong tổ chức và tối ưu hiệu suất làm việc của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp 

Tự động hóa các quy trình

Lợi ích có thể dễ nhận thấy nhất khi thực hiện chuyển đổi số đó là tối ưu hóa các quy trình sản xuất nhờ các công nghệ hiện đại sẽ giúp thực hiện các thao tác nhanh chóng với độ chính xác cao vừa tiết kiệm thời gian, chi phí vừa đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao năng suất

Áp dụng chuyển đổi số nhà máy giúp tối ưu các quy trình làm việc của thiết bị và máy móc cũng như gia tăng sự hiệu quả của sự kết hợp giữa con người và công nghệ, qua đó tăng năng lực sản xuất cho doanh nghiệp.

Giảm chi phí vận hành

Khi áp dụng chuyển đổi số nhà máy sẽ giúp giảm chi phí sản xuất thông qua việc hạn chế số lượng nhân sự và quy trình sản xuất tinh gọn, nhanh chóng và chính xác hơn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm được nhiều chi phí không cần thiết so với mô hình sản xuất truyền thống

Cải thiện an toàn

Nhân viên sản xuất phải tiếp xúc với các máy móc nguy hiểm và các khu vực hạn chế. Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo AI có thể giúp họ tránh xa các khu vực nguy hiểm  giảm nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Môi trường rủi ro của lĩnh vực sản xuất có thể được quản lý hiệu quả bằng cách sử dụng các thiết bị thông minh vì chúng có thể xác định bất kỳ mối đe dọa tiềm ẩn nào một cách nhanh chóng. Các giải pháp kỹ thuật số cũng giúp nhân viên luôn có động lực trong khi đảm bảo an toàn cho họ tại nơi làm việc.

Tăng khả năng cạnh tranh

Nhờ chuyển đổi số nhà máy sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tận dụng các công cụ kỹ thuật số để đến gần hơn với khách hàng bằng cách cung cấp và hỗ trợ đa kênh cho khách hàng mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất. Những điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường 

mô hình nhà máy thông minh (smart factory)

nha may thong minh

Tại sao nhà máy nên chuyển đổi số càng sớm càng tốt?

Để tồn tại và đứng vững được trên thị trường khốc liệt như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nắm  bắt và theo kịp với những nhu cầu và thay đổi của thời đại. Đê làm được điều đó các nhà quản trị doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu, phân tích và đưa ra các dự đoán chính xác về các nhóm đối tượng khác nhau như: trang thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, nhân công, năng lượng, chất lượng sản phẩm…từ đó hoạch định được hướng sản xuất kinh doanh phù hợp nhất. Việc áp dụng các công nghệ hiện đại, chuyển đổi số nhà máy được xem là một phần cơ bản cốt lõi giúp doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh

Theo các chuyên gia phân tích và nghiên cứu thị trường thì 5 mục đích cuối cùng mà các doanh nghiệp chuyển đổi số hướng đến bao gồm:

  1. Tăng năng suất lao động.
  2. Giảm nhân công, giảm các thao tác thừa và các lãng phí nguồn lực trong sản xuất.
  3. Tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành.
  4. Tăng tốc độ ra quyết định.
  5. Tăng khả năng kiểm soát theo thời gian thực và tăng độ chính xác của các báo cáo.

Chuyển đổi số đối với nhà máy đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên… những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

Những thách thức trong việc thực hiện chuyển đổi số nhà máy

Mỗi doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số nhà máy sẽ phải đối mặt với những khó khăn thách thức khác nhau. Một dự án chuyển đổi số muốn thành công được cần sự kết hợp của nhiều yếu tố như: khả năng tài chính, năng lực nhân sự…

Một số khó khăn doanh nghiệp thường gặp khi thực hiện chuyển đổi số bao gồm:

  • Lựa chọn công nghệ phù hợp
  • Văn hóa tổ chức doanh nghiệp 
  • Tái đào tạo và nâng cao kỹ năng lao động
  • Năng lực tài chính
  • Bảo mật công nghệ thông tin, dữ liệu
  • Thời gian thực hiện dài hơn dự kiến
  • Thiếu tập trung tích hợp

VNATECH – Thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường với hơn 10 năm kinh nghiệm. Chúng tôi tự tin mang đến cho doanh nghiệp của bạn các giải pháp công nghệ toàn diện phục vụ quá trình chuyển đổi số nhà máy, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô trong mọi ngành công nghiệp sản xuất