Quá trình chuyển đổi số trong sản xuất và những thách thức

Quá trình chuyển đổi số trong sản xuất

Sản xuất là ngành có vai trò vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế dài hạn và ổn định. Theo xu thế chung, chuyển đổi số trong sản xuất trở thành một trong những từ khóa nổi bật trong ngành. Để đẩy nhanh tốc độ sản xuất, mở rộng quy mô và gia tăng năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp sản xuất bắt buộc phải chuyển đổi số. Vậy quá trình chuyển đổi số trong sản xuất được áp dụng vào doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng Vnatech tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Quá trình chuyển đổi số trong sản xuất là gì?

Đây là quá trình thay đổi về tư duy và mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kỹ thuật số. Ứng dụng công nghệ thông tin vào vận hành. Người quản lý cần thay đổi mô hình kinh doanh và vận hành để tối ưu được các lợi ích mà công nghệ mang lại cho doanh nghiệp.

Quá trình chuyển đổi số trong sản xuất
Quá trình chuyển đổi số trong sản xuất

Quá trình chuyển đổi số trong sản xuất

Quá trình chuyển đổi số không diễn ra ngay mà di chuyển từng bước qua 6 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn lại đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị một nền tảng, tổ chức hay tư duy quản trị phù hợp. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Tin học hóa

Tin học hóa là giai đoạn đầu tiên trong lộ trình chuyển đổi số ngành sản xuất, tạo tiền đề cho các giai đoạn sau.

Nhờ vi tính hóa mà sản xuất ít tốn kém hơn, đạt tiêu chuẩn cao hơn, có độ chính xác cao và sản xuất hàng loạt dễ dàng.

Giai đoạn 2: Kết nối

Đó chính là thay thế các hệ thống công nghệ thông tin biệt lập bằng hệ thống có tính liên kết với nhau. Các phần trong hệ thống vận hành cung cấp sự kết nối và tương hợp cùng nhau. Tuy nhiên sự liên thông của lớp công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) vẫn đạt đến 100%.

Để kết nối vạn vật với nhau, giao thức Internet được sử dụng rộng rãi.

Giai đoạn 3: Hiển thị

Các cảm biến sẽ ghi lại quy trình từ đầu đến cuối với một lượng lớn điểm dữ liệu. Cho phép doanh nghiệp thu được mô hình số của các nhà máy vào mọi thời điểm. Người ta gọi mô hình này là hình bóng số – nó làm rõ những gì đang diễn ra trong công ty theo thời gian thực. Người lãnh đạo căn cứ vào dữ liệu này để đưa ra các quyết định quản trị khách quan.

Đây chính là lĩnh vực các công ty cần thay đổi tư duy quản lý. Công ty phải có khả năng tạo ra mô hình cập nhật cho toàn bộ máy vào mọi thời điểm. Loại bỏ cách thức làm việc riêng lẻ. Kết hợp các nguồn dữ liệu có sẵn với cảm biến tại nhà xưởng có thể cung cấp bức tranh toàn cảnh hay hiển thị tình trạng hoạt động thực tế nhất.

Giai đoạn 4: Minh bạch

Khi ban lãnh đạo đã nắm được lý do, phân tích nguyên nhân, dữ liệu thu tiếp tục cần phải được phân tích bằng cách áp dụng kiến thức thiết kế.

Các công nghệ mới hỗ trợ việc phân tích khối lượng dữ liệu lớn cực kỳ hữu ích trong trường hợp này. Ứng dụng dữ liệu lớn được triển khai song song với hệ thống ứng dụng kinh doanh. Nó cung cấp một nền tảng chung để tiến hành phân tích dữ liệu dự báo mở rộng. Nhằm tiết lộ những tương tác trong hình bóng số của công ty.

Giai đoạn 5: Khả năng dự báo

Khả năng dự báo
Khả năng dự báo

Dựa trên giai đoạn minh bạch hóa, giai đoạn phát triển tiếp theo là khả năng dự báo của công ty. Lúc này, công ty có thể mô phỏng nhiều kịch bản khác nhau trong tương lai và xác định kịch bản dễ phát sinh. Điều này liên quan đến việc dựng ra hình bóng số của công ty trong tương lai nhằm dự báo các kịch bản khác nhau và sắp xếp thứ tự của chúng theo khả năng xảy ra.

Nhờ đó, ban lãnh đạo dễ dàng tiên lượng tương lai để ra quyết định và triển khai các hoạt động đo lường phù hợp. Việc đo lường vẫn phải làm thủ công, tiêu tốn thời gian xử lý dài hơn nhưng nó giúp doanh nghiệp hạn chế tác động tiêu cực.

Giai đoạn 6: Thích nghi

Việc điều chỉnh liên tục cho phép công ty hình thành hệ thống công nghệ thông tin thích nghi với một môi trường kinh doanh luôn luôn thay đổi.

Mức độ thích nghi phụ thuộc vào sự phức tạp của các quy định và tỷ lệ chi phí – cơ hội. Vì thế, tính khả thi căn bản của việc thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại một cách tự động cần được nghiên cứu kỹ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần đánh giá kỹ lưỡng những rủi ro của tự động hóa khâu phê duyệt, ghi nhận đối với khách hàng và nhà cung cấp.

Mục tiêu của giai đoạn này là xây dựng khả năng sử dụng dữ liệu từ hình bóng số của công ty. Để ra quyết định tối ưu trong khoảng thời gian ngắn nhất và triển khai đo lường tự động. Hạn chế sự trợ giúp của con người.

Lợi ích của quá trình chuyển đổi số trong sản xuất

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay chuyển đổi số đã trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi doanh . Nhằm mục đích giúp doanh nghiệp phát triển và khẳng định được vị trí trên thương trường. Chuyển đổi số doanh nghiệp còn mang lại nhiều giá trị hơn nữa như:

  • Nâng cao hiệu suất: giúp quy trình sản xuất kinh doanh được cải tiến rõ ràng. Đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tăng năng suất và hiệu quả .
  • Tăng cường năng lực cạnh tranh: chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước các đối thủ
  • Tiết kiệm chi phí: Tiết kiệm chi phí thuê nhân công, chi phí và thườ gian sửa chữa máy móc thiết bị, hạn chế sản phẩm lỗi,…
  • Cung cấp dữ liệu đầy đủ chính xác
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng
  • Tự động hóa các quy trình sản xuất
  • Sản xuất an toàn
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm
Chuyển đổi số mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp
Chuyển đổi số mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp

Những thách thức khi thực hiện quá trình chuyển đổi số trong sản xuất

Khi tiến hành thực hiện số hóa mỗi doanh nghiệp đều sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Thông thường doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn thách thức cơ bản như:

  • Lựa chọn công nghệ phù hợp
  • Văn hóa tổ chức doanh nghiệp
  • Có một chiến lượng thực sự tại chỗ
  • Tái đào tạo và nâng cao kỹ năng lao động
  • Không đủ khả năng về ngân sách
  • Bảo mật công nghệ thông tin, dữ liệu
  • Thời gian thực hiện dài hơn dự kiến
  • Thiếu tập trung tích hợp
  • Thay đổi nhu cầu của khách hàng
  • Thay đổi từ mô hình sản xuất kinh doanh truyền thống sang mô hình sản xuất dịch chuyển
  • Áp dụng tích hợp nhanh chóng, linh hoạt

Đơn vị tư vấn chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam

Vnatech là công ty tiên phong, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số. Chúng tôi có:

  • Chất lượng tốt nhất
  • Giá thành cạnh tranh
  • Đảm bảo tiến độ
  • Tư vấn ưu việt
  • Chế độ bảo hành hoàn hảo
  • Đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm, làm việc nhanh chóng.
  • Chế độ hậu mãi tích cực
  • Uy tín, bền vững

Vnatech cam kết sẽ mang đến những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất khi khách hàng lựa chọn đơn vị để đồng hành. Mọi thông tin chi tiết về tiết dịch vụ cũng như báo giá cụ thể, khách hàng có thể liên hệ theo các hình thức dưới đây:

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.

VPGD: VT09-BT02 – KĐT Xa La – Hà Đông – Hà Nội.

MST: 01 05 158 192

Website: https://vnatech.com.vn

Email: contact@vnatech.com.vn

Hotline: 0903 418 369 / 0977 550 085

ĐT: 024 668 3 261 / 098 311 7863

Chúng tôi có giải pháp toàn diện cho bạn

Giúp bạn giải quyết các bài toán gặp phải trong quá trình sản xuất là sứ mệnh và trách nhiệm của chúng tôi.

Chúng tôi sẵn sàng giúp bạn xây dựng các giải pháp công nghệ từ cục bộ đến toàn hệ thống.

image








    Contact Me on Zalo