Hệ thống quản lý chất lượng GMP đặt ra các yêu cầu đến nhà xưởng về trang thiết bị, kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, kiểm soát quá trình chế biến, kiểm soát con người và kiểm soát khâu bảo quản, vận chuyển thành phẩm. GMP được thiết kế để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình sản xuất mà không thể được loại bỏ thông qua thử nghiệm các sản phẩm cuối cùng.
Hệ thống quản lý chất lượng GMP là gì?
GMP (Good Manufacturing Practices) là hướng dẫn thực hành sản xuất tốt, áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm nhằm kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng sản phẩm từ khâu thiết kế, xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến; điều kiện phục vụ, chuẩn bị chế biến đến quá trình chế biến; bao gói, bảo quản và con người điều khiển các hoạt động trong suốt quá trình gia công, chế biến. Nó đề cập đến mọi khía cạnh của quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng.
5 yêu cầu của tiêu chuẩn GMP
Nhà xưởng và máy móc thiết bị:
Theo tiêu chuẩn GMP, hệ thống nhà xưởng – kho bãi phải được thiết kế, xây dựng thành những phân khu riêng biệt để thực hiện từng chức năng khác nhau: khu chứa nguyên liệu, khu chế biến; khu đóng gói; khu bảo quản; khu xử lý nước thải – chất thải… Với phương tiện – máy móc phục vụ quá trình sản xuất cần đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và được lắp đặt đúng trình tự như trong dây chuyền sản xuất.
Kiểm soát vệ sinh nhà xưởng:
Nhà xưởng, trang thiết bị dụng cụ máy móc trong quá trình sản xuất và chế biến sản phẩm phải được vệ sinh sạch sẽ; đạt tiêu chuẩn vệ sinh; các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm, phụ phẩm, chất thải… cần đáp ứng yêu cầu vệ sinh cơ bản. Hệ thống nước; xử lý chất thải phải đúng quy chuẩn hợp vệ sinh.
Quy trình sản xuất – chế biến:
Nhà sản xuất phải theo dõi chặt chẽ quy trình sản xuất – chế biến các loại sản phẩm; giám sát chất lượng vệ sinh nơi chế biến và áp dụng biện pháp thử nghiệm vi sinh; hóa học cho những công đoạn có nguy cơ lây nhiễm cao. Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và chất lượng đầu ra cũng như trong quá trình sản xuất.
Kiểm soát về con người:
Theo tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng GMP cũng yêu cầu về sức khỏe người lao động; đào tạo và giáo dục nhân viên. Doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ thường xuyên cho người lao động để kịp thời phát hiện những cá nhân mang mầm bệnh; đặc biệt là bệnh truyền nhiễm để cách ly điều trị.
Kiểm soát bảo quản và phân phối sản phẩm:
Luôn phải bảo đảm sản phẩm không bị lây nhiễm các tác nhân lý, hóa; vi sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gây ra các biến đổi đặc tính và làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Quy trình chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng GMP
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ nhân lực, máy móc thiết bị, tiêu chuẩn nguyên liệu, yêu cầu thao tác kỹ thuật… phù hợp với quy định và tiêu chuẩn GMP của ngành hàng.
Bước 2: Xác định phạm vi áp dụng GMP để đưa ra những quy định quản lý phù hợp.
Bước 3: Phân công nhân sự phụ trách lập kế hoạch và quản lý từng quy trình.
Bước 4: Thiết lập thủ tục – quy định và tiêu chuẩn cho từng công đoạn sản xuất.
Bước 5: Đào tạo chuyên môn và huấn luyện kỹ năng cho đội ngũ lao động trực tiếp tham gia sản xuất.
Bước 6: Triển khai áp dụng thử nghiệm và kiểm tra để đánh giá các tiêu chuẩn đạt được ở mức nào – từ đó có phương án xử lý tiếp theo.
Bước 7: Nếu phát hiện yếu tố chưa phù hợp thì thực hiện việc cải tiến – điều chỉnh bố trí nhà xưởng, lắp đặt máy móc, phân công lại lao động để hệ thống sản xuất vận hành trơn tru.
Bước 8: Chính thức phê duyệt việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn GMP vào mô hình doanh nghiệp.
Bước 9: Giám sát quy trình triển khai thực hiện và đánh giá hiệu quả đạt được.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.
VPGD: VT09-BT02 – KĐT Xa La – Hà Đông – Hà Nội.
MST: 01 05 158 192
Website: https://vnatech.com.vn
Email: contact@vnatech.com.vn
Hotline: 0903 418 369 / 0977 550 085
ĐT: 024 668 3 261 / 098 311 7863