Nâng cấp nhà máy nhà máy truyền thống thành nhà máy thông minh được xem như một bài toán chi phí tốn kém đòi hỏi doanh nghiệp cần có cái nhìn tổng quan và sự chuẩn bị đầy đủ về mợi mặt. Các doanh nghiệp có thể thực hiện những thay đổi mà không cần phải thay thế mọi máy móc trong dây chuyền sản xuất của mình bằng cách chọn ra những bộ phận quan trọng nhất trong dây chuyền và tiến hành thay đổi từ những bộ phận đó trước tiên, sau đó dựa vào những thông tin thu được từ những thay đổi này để tiến hành những thay đổi tiếp theo trong quy trình sản xuất trong tương lai.Trong phạm vi bài viết dưới đây Vnatech sẽ cùng bạn tìm hiểu về nhà máy thông minh. lợi ích và cấu trúc của nhà máy thông minh
Thế nào là nhà máy thông minh?
Nhà máy thông minh là một khái niệm quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhà máy thông minh được hiểu là một cơ sở sản xuất được số hóa và có tính kết nối cao dựa vào sản xuất thông minh.
Nhà máy thông minh có tính kết nối cao
Nhà máy thông minh là một bước nhảy vọt từ phương thức sản xuất tự động hóa truyền thống sang một phương thức sản xuất được kết nối và xử lý dữ liệu liên tục Nhà máy thông minh có khẳ năng phát triển cải tiến, phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của doanh nghiệp nhà máy. Dù ;là mở rộng thị ttrường hay sản phẩm mới hay đáp ứng nhu cầu vận hành bảo dưỡng
Một nhà máy được coi là một nhà máy thông minh khi nó áp dụng nhiều công nghệ bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và Internet vạn vật (IoT).
Lợi ích khi áp dụng mô hình nhà máy thông minh
Trước khi tìm hiểu về cấu trúc nhà máy thông minh chúng ta hãy cùng làm rõ những lợi ích khi áp dụng giải pháp nhà máy thông minh
Lợi ích của việc số hóa nhà máy bao gồm những lợi ích liên quan đến lập kế hoạch, kiểm soát chất lượng, phát triển sản phẩm và hậu cần vì mỗi hoạt động đều được đánh giá và tối ưu hóa dựa trên phản hồi thực tế. Ứng dụng nhà máy thông minh mang lại những lợi ích có thể kể đến như sau:
Giảm chi phí sản xuất
Mục đích cuối cùng của các nhà máy thông minh chính là tối ưu hóa sẳn xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm,hạn chế tối đa sản phẩm lỗi và sửa chữa các sản phẩm lỗi, giảm thiểu chi phí thuê nhân công, tự động hóa các khâu sản xuất. Nhờ đó có thể giảm thiểu chi phí sản xuất. Các thông tin về nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm có thẻ dễ dàng kiểm tra, thống kê và kiểm soát nhờ công nghệ cảm biến ứng dụng trong các nhà máy thông minh. Các số liệu về kho vạn cũng được cập nhật liên tục chính xác giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát, dự đoán và cảnh báo về số lượng sản xuất, đưa ra các quyết định nhập hàng, đẩy hàng, lựa chọn nhà cung cấp có giá thành tốt, giảm chi phí nhập hàng.
Nâng cao năng lực cạnh tranh
Một lợi thế không thể không kể đến của các nhà máy thông minh là giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Khi các khâu sản xuất cũng như kiểm soát được tối ưu hóa, chất lượng sản phẩm được nâng cao sẽ giúp doanh nghiệp tieetys kiệm được chi phí hơn, hạ giá thành sản phẩm, nhờ đó chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Việc xây dựng các nhà máy thông minh nhằm dự đoán phát hiện sớm các khiếm khuyến về chất lượng có thể xảy ra, từ đó giúp xác định các nguyên nhân gây ra khiếm khuyết< đây chính là một đặc trưng điển hình của các nhà máy thông minh. Bên cạnh đó các nhà máy thông minh còn giúp giảm tỷ lệ phế liệu và giảm thời gian sản xuất nhằm tăng tỷ lệ hoàn thành tăng năng suất
An toàn và thân thiện với môi trường
Nhà máy thông minh sẽ mang lại nhiều lợi thế về sức khỏe cho người lao động, góp phần bảo vệ môi trường bền vững. Nhà máy thông min sẽ thay thế con người làm một số việc lặp di lặp lại. Những hoạt động của nhà máy thông minh cũng gây tác động đến môi trường nhỏ hơn so với các quy trình sản xuất thông thường. Các máy móc hoạt động một cách tự động và chính xác góp phần giảm nguy cơ lỗi cũng như an toàn với con, giảm các rủi ro, tai nạn không đáng có mang đến những hoạt động sản xuất an toàn và hiệu quả.
Cấu trúc của nhà máy thông minh
Tùy vào từng thời kỳ mà mô hình máy thông minh sẽ khác nhau. Về cớ bản cấu trúc của nhà máy máy thông minh như sau:
Tự động hóa và số hóa thông tin
Các nhà máy thông minh sử dụng công nghệ cảm biến để có thể mô phỏng các trạng thái của các đối tượng như: màu sắc, đới tượng….Công nghệ cảm biến hiện đại giúp ghi lại những thông số nhiệt độ, độ ẩm, các camera có thể nhận biết hình dáng, số liệu cũng như dị tật sản phẩm. Hầu hết các trạng hái của đối tượng, các tiến trình của sả xuất đều được mô tả bằng các tín hiệu số nhờ vào các cảm biến
Kết nối
Các thông tin về các sự cố, lỗi hoặc các thay đổi trong đơn hàng, các thông tin về số lượng hàng hiện tại đang có… sẽ liên tục được chia sẻ nhờ hệ thống cảm biến. Quá trình sản xuất và thời hạn sản xuất được phối hợp với mục tiêu tăng hiệu suất và tối ưu hóa thời gian sản xuất, công suất và chất lượng sản phẩm trong các khâu
Mạng lưới giao tiếp trữ tuyến giữa các máy móc với nhau được tổ chức như mạng xã hội thông qua mạng vật lý
Big data
Dựa trên các dữ liệu được cập nhật liên tục từ các đối tượng, toàn bộ trạng tháu của các tiến trình được mô phỏng theo thời gian thực. Con người hoàn toàn có thể kiểm soát và can thiệp tức thời các máy móc , đối tượng và tiến trình trong nhà máy. Trung tâm dữ liệu còn đóng vai trò là nguồn cung cho các phân tích để đưa ra các xu hướng của chất lượng. thiết kế, sự cố
Trí tuệ nhân tạo
Toàn bộ các dữ liệu thu được sẽ được mô phỏng hóa và được phaant ích thông qua trí tuệ nhân tọa AI để đưa ra những cảnh báo, xu hướng…và tự động đưa ra những điều chỉnh tương thích phù hợp
Nhà máy thông minh áp dụng nhiều ông nghệ hiện đại
Các cấp độ nhà máy thông minh
Sau khi đã tìm hiểu về cấu trúc của nhà máy thông minh chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 4 cấp độ nhà máy thông minh
Để đánh giá quá trình chuyển đổi từ một nhà máy truyền thống thành nhà máy thông minh mcos 4 cấp độ được sử dụng như sau:
Cấp độ 1: Tính sẵn có của dữ liệu cơ bản
Ở cấp độ này, dữ liệu có sẵn nhưng khó sử dụng để đưa ra quyết định hoặc thực hiện cải tiến. Dữ liệu nằm trong các hệ thống độc lập, silo, đòi hỏi công việc thủ công để tích hợp và chuyển thành thông tin hữu ích. Việc phân tích dữ liệu sẽ gây tốn thời gian và có thể làm kém hiệu quả cho quy trình sản xuất
Cấp độ 2: Phân tích dữ liệu chủ động
Hệ thống cấp hai cho phép các kỹ sư tập trung vào giải quyết các vấn đề có giá trị cao như cải thiện sản phẩm, thay đổi vật liệu hoặc áp dụng chiến lược tùy biến đại chúng. Ở cấp độ này dữ liệu sẽ được cung cấp tập trung và được sắp xếp với sự trực quan hóa và hiển thị hỗ trợ quá trình xử lý. Tất cả điều này cho phép phân tích dữ liệu một cách chủ động., cho phép các nhà máy cải thiện trước khi xảy ra sự cố, vẫn đòi hỏi thời gian, nỗ lực và sự tham gia của các kỹ sư vận hành (OT).
Cấp ba: Dữ liệu hoạt động được
Hệ thống cấp ba chuyển các hoạt động sản xuất từ giải quyết vấn đề phản ứng sang phân tích và cải tiến chủ động. Hệ thống tự động hơn ở cấp độ hai và có thể dự đoán các vấn đề chính hoặc sự bất thường để chủ động dự đoán các lỗi tiềm ẩn.ở cấp độ này dữ liệu có thể được phân tích với sự hỗ trợ của máy học và trí tuệ nhân tạo, tạo ra được cái nhìn trực quan, bao quát mà không cần nhiều sự giám sát của con người.
>>> Xem thêm: https://vnatech.com.vn/tu-dong-hoa-nha-may-giai-phap-toi-uu-cho-doanh-nghiep/
Cấp độ 4: Dữ liệu điều hướng hành động
Ở cấp bốn, hệ thống dữ liệu thực sự triển khai các khuyến nghị mà nó tìm thấy từ việc phân tích dữ liệu sản xuất. Cấp độ thứ tư được xây dựng dựa trên cấp độ ba để tạo ra các giải pháp cho các vấn đề mà ở đó máy móc chủ động giải quyết mà không cần (hoặc rất ít) sự có mặt của con người.
Để đạt được cấp độ bốn, đòi hỏi các bộ dữ liệu đủ lớn và có đủ các trường hợp được xác thực để cung cấp thông tin cần thiết cho hệ thống để biết được các tác động của thay đổi sản xuất
Cấu trúc nhà máy thông minh có bản gồm 4 phần
Xu hướng phát triển náy thông minh tại Việt Nam
Thay đổi công nghệ là nhân tố cốt của cách mạng công nghệ 4.0, hệ thống an ninh mạng thực – ảo nơi mà các máy móc vật lý có thể giao tiếp trực tiếp với nhau thông qua mạng kỹ thuật số sẽ trở thành trụ cột chính cho nhà máy thông minh – smart factory.
Các xu hướng công nghệ mới nổi bao gồm, hệ thống an ninh mạng thực ảo (Cyber-Physical Systems), Mạng lưới vạn vật kết nối (loT), phân tích dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ cảm biến tiên tiến (Advanced Sensor Technologies), trí tuệ nhân tạo (Al) tân tiến, công nghệ nhận thức (Cognitive) và hơn thế nữa.
Hiện tại, có rất ít công ty công nghệ có thể theo kịp hoặc đồng thời sở hữu những công nghệ trên, do đó, để đi nhanh và bắt xu hướng các nhà sản xuất phải cân nhắc chọn lựa những nền tảng công nghệ toàn diện mở và linh động giúp doanh nghiệp có thể ứng dụng các công nghệ vào một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
Trên đây Vnatech vừa chia sẻ cùng bạn những thông tin về nhà máy thông minh,lợi ích và cấu trúc của nhà máy thông minh. hy vọng bài viết sẽ giúp mang lại cái nhìn tổng quan hơn về nhà máy thông minh và giúp bạn có định hướng đúng đắn trong việc xây dựng doanh nghiệp của bạn
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.
VPGD: VT09-BT02 – KĐT Xa La – Hà Đông – Hà Nội.
MST: 01 05 158 192
Website: https://vnatech.com.vn
Email: contact@vnatech.com.vn
Hotline: 0903 418 369 / 0977 550 085
ĐT: 024 668 3 261 / 098 311 7863