Ngày nay, bảo trì công nghiệp đã phát triển rộng hơn và tác động tới năng suất vận hành và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đây không chỉ gói gọn ở các hoạt động sửa chữa khắc phục máy móc mà là vấn đề các doanh nghiệp luôn quan tâm chú trọng .Để hiểu rõ về khái niệm và tầm quan trọng của hoạt động này, cùng vnatech.com.vn tìm hiểu về bảo trì công nghiệp trong bài viết dưới đây.
Bảo trì công nghiệp là gì?
Bảo trì công nghiệp (Industrial maintenance) là quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra và nâng cấp các thiết bị trong môi trường sản xuất công nghiệp. Đối tượng của bảo trì công nghiệp bao gồm tất cả các thiết bị, máy móc, hệ thống và các cơ sở hạ tầng khác trong nhà máy/xưởng sản xuất.
Quy trình bảo trì công nghiệp
Quy trình bảo trì thiết bị công nghiệp gồm 4 bước sau:
Lập kế hoạch
Lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng máy móc, thiết bị định kỳ. Bước này bao gồm việc hệ thống lại danh sách và ghi chép thời gian bảo trì theo quy định của nhà sản xuất; lên kế hoạch bảo trì và bảo dưỡng theo thời gian, tên thiết bị, vị trí đặt, loại máy móc, nội dung thực hiện, đơn vị thực hiện, người giám sát.
Làm đề xuất thực hiện
Sau khi xác nhận hư hỏng của thiết bị, mức độ, tính khẩn cấp, bộ phận bảo trì sẽ làm đề xuất bảo trì và bảo dưỡng theo biểu mẫu, đính kèm kế hoạch bảo trì – bảo dưỡng và gửi đề xuất sang phòng hành chính nhân sự.
Tiến hành bảo trì và bảo dưỡng
Sau khi các bộ phận xác nhận, hoạt động bảo trì – bảo dưỡng sẽ được tiến hành bằng cách liên hệ nhà cung cấp hoặc bố trí nhân viên thực hiện. Toàn bộ quá trình bảo trì, bảo dưỡng cần phải được đảm bảo thực hiện đúng tiến độ theo nhu cầu.
Kiểm tra và nghiệm thu
Tiến hành giám sát quá trình bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị máy móc, lập biên bản nghiệm thu và ghi nhận kết quả, đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động ổn định sau quá trình bảo trì
Các phương pháp bảo trì công nghiệp
Bảo trì phục hồi (Bảo trì chữa cháy hay bảo trì máy móc thiết bị hỏng)
Bảo trì không xảy ra tới khi máy móc có sự hư hỏng. Tức là máy móc sẽ được sử dụng tối đa đến khi gặp trục trặc sẽ được xem xét sữa chữa, phục hồi.
Thường phương pháp này chỉ được sử dụng trong các cơ sở sản xuất nhỏ, các nhà máy sản xuất sắt thép, inox, các máy móc hoạt động không có tính dây chuyền. Phương pháp này sẽ giảm phí đầu tư ban đầu, không có xưởng bảo trì.
Tuy nhiên phương pháp này về lâu dài sẽ gây ra tổn thất lớn, vì chi phí sữa chữa cao, không đảm bảo được lịch trình sản xuất hoặc có thể sẽ phải thay thế máy mới do hư hỏng không khắc phục được.
Bảo trì phòng ngừa (Bảo trì dựa trên kế hoạch)
Phương pháp này dựa trên mức độ tin cậy của các thành phần máy móc. Các chuyên gia sẽ kiểm tra, thay thế dựa trên tần suất hư hỏng của nó. Phương pháp này hiệu quả khi khắc phục các vấn đề liên quan đến sự mài mòn của thiết bị.
Tuy nhiên nhược điểm ở phương pháp này là không phải lúc nào sau khi kiểm tra thì cũng cần thiết thay thế linh kiện. Nếu bảo trì không đúng có thể gây hư hỏng. Người quản lý bảo trì cần hiểu rõ đặc tính làm việc, tuổi thọ trung bình của máy móc thiết bị
Bảo trì công nghiệp cơ hội
Phương pháp này thường được sử dụng nhiều trong các nhà máy làm việc không liên tục. Thường là các nhà máy làm việc 2 ca, được thực hiện lúc máy không sản xuất.
Các máy móc thiết bị sẽ được kiểm tra, thay thế,… trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Để thực hiện phương pháp này hiệu quả thì bộ phận bảo trì cần nhờ sự hỗ trợ của bộ phận sản xuất. Hai bên phối hợp cùng nhau, đồng nhất thời gian sản xuất và bảo trì, không làm dây chuyền sản xuất bị ảnh hưởng.
Bảo trì công nghiệp dựa theo tình trạng máy
Phương pháp này quyết định bảo trì dựa theo dữ liệu đo được từ hệ thống cảm biến. Cho phép chúng ta kiểm tra thường trực qua các phần mềm. Từ các thông số của thiết bị, kỹ sư sẽ lên kế hoạch để xử lý các tình trạng hư hỏng.
Phương pháp thường được áp dụng trong các nhà máy đòi hỏi tính an toàn cao, hoạt động liên tục. Nó có thể đáp ứng cho máy hoạt động tối đa công suất, thời gian sử dụng máy. Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể chủ động ứng phó xử lý các vấn đề mà không ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất. Giúp tiết kiệm được chi phí sửa chữa, thay mới, nhân công,… .
Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi cần có đội ngũ kỹ sư trình độ cao, đầu tư các thiết bị kiểm soát an toàn.
Bảo trì công nghiệp dự đoán
Bảo trì dự đoán giúp xác định tình trạng thiết bị đang hoạt động. Từ đó, có thể dự đoán khi nào công việc bảo trì nên thực hiện. Người bảo trì sẽ theo dõi rung động, hình ảnh hồng ngoại của cơ cấu chuyển mạch điện,… nhằm phát hiện hư hỏng nhẹ. Kịp thời sửa chữa khắc phục, để ngăn ngừa hư hỏng lớn hơn.
Phương pháp này giúp tối đa tuổi thọ của thiết bị và tối ưu hóa vận hành trong sản xuất. Bảo trì dự đoán cũng cần có các nhân viên bảo trì trình độ cao, có kinh nghiệm trong việc dự đoán các khả năng hư hỏng của thiết bị.
Lựa chọn đơn vị bảo trì công nghiệp uy tín, nhanh chóng
Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị bảo trì, hãy liên hệ với Vnatech. Vnatech cung cấp những dịch vụ bảo trì bảo dưỡng sửa chữa máy móc công nghiệp hoàn hảo nhất. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách bởi chúng tôi tự tin với:
- Chất lượng tốt nhất
- Giá thành cạnh tranh
- Đảm bảo tiến độ
- Chế độ bảo hành hoàn hảo
- Chế độ hậu mãi tích cực
- Uy tín, bền vững
Vnatech luôn đưa ra các giải pháp tối ưu, phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp. Sẽ giúp cho doanh nghiệp của quý khách tiếp cận một nền công nghiệp hóa một cách dễ dàng nhất.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.
VPGD: VT09-BT02 – KĐT Xa La – Hà Đông – Hà Nội.
MST: 01 05 158 192
TRANG CHỦ: www.vnatech.com.vn
Email: contact@vnatech.com.vn
Hotline: 0903 418 369 / 0977 550 085
ĐT: 024 668 3 261 / 098 311 7863