Bảo dưỡng thiết bị sản xuất đúng cách và đạt hiệu quả

Bảo dưỡng thiết bị sản xuất

Bảo dưỡng thiết bị sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Một kế hoạch bảo trì hiệu quả thường dựa trên kinh nghiệm, nhân lực, thiết bị và quy trình bảo dưỡng có sẵn. Giúp doanh nghiệp hạn chế việc ngừng máy vì sự cố, hoạt động sản xuất luôn ổn định.

Hôm nay, hãy cùng vnatech.com.vn tìm hiểu chi tiết về hoạt động bảo dưỡng thiết bị qua bài viết sau:

Giới thiệu công tác bảo dưỡng thiết bị sản xuất

Khái niệm

Bảo dưỡng thiết bị sản xuất  là hoạt động chăm sóc kỹ thuật, điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế một vài chi tiết của máy móc, thiết bị nhằm duy trì hoặc khôi phục thông số hoạt động, đảm bảo sự hoạt động bình thường của máy móc, thiết bị.

Bảo dưỡng thiết bị sản xuất
Bảo dưỡng thiết bị sản xuất

Mục đích của việc bảo dưỡng thiết bị sản xuất

  • Xác định độ tin cậy và khả năng bảo trì tối ưu.
  • Thời gian kiểm tra chạy rà soát và thời gian làm nóng máy tối ưu.
  • Thu nhận dữ liệu thời gian vận hành đến khi hư hỏng.
  • Thời gian hay thế phòng ngừa tối ưu của bộ phận quan trọng.
  • Thời gian bảo hành tối ưu và chi phí tương ứng.
  • Các nhu cầu phụ tùng tối ưu.
  • Thực hiện phân tích các dạng, tác động và khả năng tới hạn của hư hỏng để xác định bộ phận nên tập trung thiết kế lại.
  • Nghiên cứu các kiểu hư hỏng nhằm cực tiểu hóa hư hỏng.
  • Nghiên cứu hậu quả các hư hỏng để xác định thiệt hại của các bộ phận.
  • Xác định sự phân bố thời gian thiết bị hư hỏng.
  • Xác định sự phân bố thời gian vận hành đến khi hư hỏng để tính toán tỉ lệ hư hỏng.
  • Giảm số bộ phận trong thiết kế của thiết bị.
  • Xác định nhu cầu dự phòng để đạt mục tiêu độ tin cậy mong muốn nếu các phương pháp khác đều thất bại.

Lợi ích

  • Tăng khả năng sẵn sang của máy móc, thiết bị.
  • Giảm thời gian ngừng máy.
  • Giảm chi phí sản xuất.
  • Nâng cao năng suất.
  • Tăng độ tin cậy và khả năng bảo trì.
  • Giảm chi phí bảo trì.
  • Tăng độ an toàn.
  • Tăng khả năng bảo trì có kế hoạch.

Cơ cấu tổ chức của hoạt động bảo dưỡng thiết bị sản xuất

Về cơ cấu tổ chức cho hoạt động bảo dưỡng cũng phải đảm bảo cho việc thực thi được tốt, cơ bản cần phải có:

Bộ phận lập kế hoạch (thuộc Phòng kỹ thuật):

Các kỹ sư có kinh nghiệm lập kế hoạch vật tư, kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, kiểm định thiết bị, kế hoạch cho sửa chữa toàn nhà máy.

Bộ phận thực thi:

Bao gồm các kỹ sư, công nhân sửa chữa bảo dưỡng trực tiếp (cơ khí, điện, tự động hóa).

Xây dựng quy trình bảo dưỡng- sửa chữa: các bước triển khai công việc, ai thực hiện, báo cáo kết quả BD, ai thống kê, ai giám sát….

Cách lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ:

  • Dựa theo bảng phân loại thiết bị, bạn tiến hành lập kế hoạch cho các thiết bị sống còn và quan trọng. Bạn cũng định nghĩa cho các loại hình bảo dưỡng như: Đại tu, trung tu, tiểu tu là gì?
  • Để có thông tin trên cần dựa trên cở sở sổ tay vận hành bảo dưỡng máy (OMM): nhà sản xuất có đưa ra khuyến cáo mấy tháng thay dầu, thay bi, đại tu, trung tu…
  • Số giờ chạy máy, thời gian sửa chữa lần cuối trước đó
  • Theo tình trạng thực tế của máy: một số máy có thể tăng tần suất bảo dưỡng…

Sử dụng các công cụ để phân tích xác định nhu cầu bảo dưỡng, tối ưu hóa công tác lập kế hoạch:

  • RCA là phương pháp xử lý các vấn đề hư hỏng mà mục tiêu là tìm ra nguyên nhân cốt lõi để khắc phục và loại bỏ.
  • FMEA :là một trong các kỹ thuật phân tích rủi ro của RCA. Phân tích các kiểu hư hỏng, nguyên nhân và kết quả của các hư hỏng tiềm tàng và quá trình trước khi nó xảy ra.
  • FMEA sẽ tạo ra một bảng thống kê các kiểu hư hỏng, tần suất hư hỏng, hậu quả khi nó xảy ra trong thực tế.

Quy trình bảo dưỡng thiết bị sản xuất

Xây dựng mục tiêu, chiến lược

  • Mục tiêu của công tác bảo trì là nhằm duy trì tình trạng hoạt động tốt của thiết bị với chi phí thấp nhất.
  • Các nhiệm vụ chính của công tác bảo trì:
  • – Nâng cao độ tin cậy.
  • – Tối ưu hóa chi phí.
  • – An toàn và bảo vệ môi trường.
  • – Thực hiện các trách nhiệm xã hội.
  • Để đạt được mục tiêu đó các nhà máy công nghiệp phải lựa chọn các giải pháp bảo trì đúng, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi bắt đầu xây dựng phương án bạn nên xây dựng theo mục tiêu sản xuất của công ty bạn từ đó đưa ra mục tiêu bảo dưỡng là gì?

Chọn hình thức bảo dưỡng cho từng loại thiết bị

Chọn hình thức bảo dưỡng cho từng loại thiết bị
Chọn hình thức bảo dưỡng cho từng loại thiết bị

Tiến hành phân loại thiết bị:

  • Thiết bị sống còn: Bảo dưỡng theo tình trạng (theo dõi rung động, nhiệt độ, tiếng ồn, hay chất lượng sản phẩm) và bảo dưỡng định kỳ (bảo dưỡng, thay thế chi tiết định kỳ).
  • Thiết bị quan trọngÁp dụng bảo dưỡng theo tình trạng có dấu hiệu hư hỏng thì lên kế hoạch sửa chữa. Đối với các dạng hư hỏng mà không thể theo dõi giám sát tình trạng nên tiến hành kiểm tra khi có điều kiện ngừng máy hay gọi là bảo dưỡng cơ hội.
  • Thiết bị phụ trợ: những thiết bị này không quan trọng cho việc sản xuất bạn nên chọn hình thức sửa chữa phục hồi hay hư mới sửa. (Đối với thiết bị nếu hư gây tốn kém lớn cho việc sản xuất thì bạn nên đưa vào Bảo dưỡng định kỳ).
  • Sửa chữa lớn toàn nhà máy: là thời gian kiểm định, bảo dưỡng sửa chữa các tồn đọng hư hỏng.  Đưa các công cụ và giải pháp hỗ trợ hoạt động bảo dưỡng vào áp dụng:

Cơ cấu tổ chức

Về cơ cấu cho hoạt động xây dựng hệ thống bảo trì và bảo dưỡng thiết bị sản xuất cũng phải đảm bảo cho việc thực thi tốt, cơ bản cần phải có:

  • Bộ phận lập kế hoạch: Các kỹ sư có kinh nghiệm lập kế hoạch vật tư, kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra thiết bị, kế hoạch cho sửa chữa toàn nhà máy.
  • Bộ phận thực thi: Bao gồm các kỹ sư, công nhân sửa chữa bảo dưỡng trực tiếp (cơ khí, điện, tự động hóa).

Đơn vị bảo dưỡng thiết bị sản xuất uy tín, nhanh chóng

Trên đây là những giới thiệu về bảo dưỡng thiết bị nhà máy. Hi vọng đã giúp quý bạn đọc hiểu thêm về quá trình này. Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị bảo trì, hãy liên hệ với Vnatech.

Đơn vị cung cấp các dịch vụ bảo trì nhanh chóng
Đơn vị cung cấp các dịch vụ bảo trì nhanh chóng

Đến với Vnatech quý khách hàng sẽ được trải nghiệm những dịch vụ bảo trì bảo dưỡng sửa chữa máy móc công nghiệp hoàn hảo nhất. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách.

Quý khách hàng có nhu cầu về bảo dưỡng máy móc cũng như các giải pháp số hóa nhà máy. Xin vui lòng liên hệ qua số hotline:

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.

VPGD: VT09-BT02 – KĐT Xa La – Hà Đông – Hà Nội.

MST: 01 05 158 192

TRANG CHỦ: www.vnatech.com.vn

Email: contact@vnatech.com.vn

Hotline: 0903 418 369 / 0977 550 085

ĐT: 024 668 3 261 / 098 311 7863

Chúng tôi có giải pháp toàn diện cho bạn

Giúp bạn giải quyết các bài toán gặp phải trong quá trình sản xuất là sứ mệnh và trách nhiệm của chúng tôi.

Chúng tôi sẵn sàng giúp bạn xây dựng các giải pháp công nghệ từ cục bộ đến toàn hệ thống.

image








    Contact Me on Zalo