Giải pháp Pick to light và các câu hỏi thường gặp

Pick to light là một hệ thống xuất hiện lần đầu tiên từ những năm 1990. Nó là công nghệ chọn đơn hàng sử dụng các Modul ánh sáng đèn Led trên kệ hoặc giá đỡ để phân chia vị trí lấy hàng, đồng thời hỗ trợ người lấy hàng thực hiện công việc nhanh chóng chính xác, hiệu quả cao. Giải pháp Pick to light thường được áp dụng trong các nhà kho thông minh, các trung tâm phân phối và hoạt động logistic…mang lại những giá trị to lớn cho doanh nghiệp

Trong quá trình ứng dụng và triển khai hệ thống Pick to light chắc chắn doanh nghiệp sẽ có nhiều thắc mắc cần giải đáp. Hãy cùng Vnatech tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Giải pháp Pick To Light sẽ thích hợp cho các khách hàng như thế nào?

Pick To light hay còn gọi là giải pháp nhặt hàng bằng ánh sáng. Công nhân vận hành sẽ dựa vào các vị trí mà các mô-đun đèn đang phát sáng tại các giá kệ để nhận định chính xác vị trí của sản phẩm cần lấy.

Với công dụng phổ quát là định vị sản phẩm/linh kiện mà Pick To Light thường được ứng dụng rộng rãi trong nhiều môi trường khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là hai lĩnh vực phổ biến nhất:

  • DA (Distribution Automation): hay còn gọi là trong Logistics
  • FA (Factory Automation): hay còn gọi là tự động hóa nhà máy
Pick to light giúp định vị sản phẩm
Pick to light giúp định vị sản phẩm
  • Lĩnh vực logistics là một lĩnh vực lớn, trong đó Pick To Light cụ thể được ứng dụng trong
    các lĩnh vực như sau:
  • Kho hàng bán lẻ
  •  Kho hàng của các doanh nghiệp Thương Mại Điện Tử, cụ thể là ở trong các kho hàng
  • Thực hiện
  • Kho hàng dược phẩm
  • Kho hàng thực phẩm
  •  Kho hàng quần áo/thời trang
  • Kho hàng các sản phẩm giá trị cao (trang sức
Ứng dụng Pick to light trong kho nguyên vật liệu đầu vào
Ứng dụng Pick to light trong kho nguyên vật liệu đầu vào

Bản thân trong các nhà máy thông minh cũng có rất nhiều khu vực nhưng tựu chung lại, Pick To Light thường được ứng dụng trong các khu vực/công đoạn như sau:

  • Kho nguyên vật liệu đầu vào
  • Kho linh kiện/Kho buffer/Kitting zone
  • Khu vực giá kệ để linh kiện tại dây chuyền sản xuất

Giải pháp Pick To Light có thể kết hợp được với các giải pháp khác hay không? Các giải pháp nào là phổ biến nhất?

Bản chất giải pháp Pick To Light là một giải pháp cải tiến. Đâu đó chúng ta vẫn hay nghe rằng Pick To Light là một giải pháp “ngách”. Nghĩa là bản thân Pick To Light thông thường rất ít khi hoạt động một mình. Các hệ thống đèn cần thiết phải có các dữ liệu đầu vào được trích xuất từ các cơ sở dữ liệu/hệ thống tầng trên ví dụ như hệ thống Quản trị doanh nghiệp ERP, hệ thống quản lý kho WMS, hoặc hệ thống quản lý sản xuất MES. Pick To Light sẽ chỉ hoạt động tối ưu và mạnh mẽ nhất nếu được tích hợp với các hệ thống quản lý tầng trên để tạo ra được một flow dữ liệu linh hoạt, thống nhất và hoàn chỉnh từ các hệ thống quản lý tới từng mã linh kiện, sản phẩm tới thiết bị vận hành.

Nói một cách đơn giản, nếu chúng ta xác nhận việc picking hoàn thành bằng việc bấm vào nút xác nhận trên đèn, thì dữ liệu đó sẽ đi về đâu và được sử dụng như thế nào nếu không có một hệ thống quản lý tồn kho để nhận tín hiệu từ đèn và trừ trực tiếp tồn kho trên hệ thống?

Ngoài ra, Pick To Light còn có thể cực kì linh hoạt trong việc kết hợp với các giải pháp/thiết
bị tự động hóa khác như:

Pick To Light kết hợp với Robot tự hành AGV/AMR để tạo thành hệ thống G2P (Goods To Person – hay còn gọi là mang hàng đến cho con người chứ con người không cần chủ động di chuyển đi tìm hàng)

Pick To Light kết hợp với giải pháp Kho tự động cao tầng ASRS

Pick To Light kết hợp với giải pháp Kho tự động chiều đứng (Vertical Carousel/Vertical Automated Warehouse

Pick To Light kết hợp với giải pháp Robot tự hành cao tầng ACR

Pick To Light kết hợp với giải pháp 3D Sorting

Pick To Light kết hợp với giải pháp Auto Sorting

Pick To Light kết hợp với giải pháp Handheld Picking

Như vậy có thể thấy, Pick To Light dù là một giải pháp với concept rất đơn giản nhưng lại đóng một vai trò quan trọng để hoàn thiện các giải pháp tự động hóa khác. Và cùng vì thế, dù đã là một giải pháp ra đời từ rất lâu nhưng Pick To Light cho tới nay vẫn là một trong những giải pháp còn được sử dụng phổ biến nhất trên Thế Giới trong Intralogistics bởi sự linh hoạt cùng khả năng ứng dụng và kết hợp cực kì dễ dàng.

Đặc biệt là đối với các sản phẩm từ AIOI Systems – Maker Pick To Light hàng đầu trên Thế Giới – doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động phát triển phần mềm để điều khiển các thiết bị đèn này để tùy ý tích hợp với bất kì giải pháp nào mình cần với bộ công cụ được cung cấp sẵn từ hãng để mất thời gian tối thiểu cho việc phát triển

>> Xem thêm: https://vnatech.com.vn/pick-to-light-system-he-thong-giam-thieu-loi-xuat-hang/

Pick To Light và Put To Light có gì khác nhau? Pick To Light có thể được sử dụng cho việc nhập hàng hay không?

Pick to light là giải pháp hỗ trợ nhặt hàng
Pick to light là giải pháp hỗ trợ nhặt hàng

Về mặt lý thuyết, Pick To Light và Put To Light là hai giải pháp hoàn toàn riêng biệt. Pick To Light là giải pháp sử dụng để hỗ trợ cho việc “Picking”, tức nhặt hàng. Ngược lại, Put To Light là giải pháp sử dụng để hỗ trợ cho việc “nhập hàng”; “soạn hàng”.

Hiểu một cách đơn giản, Put To Light là giải pháp ngược lại của Pick To Light. Bởi lẽ, trong mỗi thành tố của việc vận hành kho thì đi đôi với việc xuất hàng là nhập hàng.

Các thiết bị Pick To Light (gọi chung là Pick To Light nhưng thật ra tên chính xác của các thiết bị này là Mô-đun ánh sáng) hoàn toàn có thể được sử dụng cho việc nhập hàng.

Công nhân vận hành chỉ cần scan mã hàng cần nhập, sau đó các vị trí đã được quy định trên hệ thống sẽ chỉ định các mô-đun ánh sáng tương ứng bật lên để hướng dẫn cho công nhân vận hành bỏ hàng vào đúng nơi quy định.

Tương tự như Pick To Light, Put To Light hoàn toàn có thể giúp gia tăng tốc độ nhập hàng cũng như tăng độ chính xác lên đến hơn 10 lần so với việc sử dụng các hình thức nhập hàng thủ công bằng giấy.

Tuy nhiên, Put To Light cũng có những yếu điểm riêng của nó, đơn cử như việc Put To Light sẽ là giải pháp không phù hợp đối với các kho hàng mà tại một vị trí đang lưu rất nhiều mã hàng hoặc kho hàng có yêu cầu về việc free-location (các mã hàng sẽ không được quy định các vị trí cố định mà sẽ tùy theo vị trí nào còn trống mà công nhận vận hành sẽ cho hàng vào).

Ngoài ra, không phải doanh nghiệp nào, không phải kho hàng nào cũng nên sử dụng Pick To Light để giải quyết các vấn đề trong vận hành.

Nói một cách đơn cử, có những trường hợp kể cả các kho hàng bán lẻ hoặc TMĐT, chúngta hầu như không sử dụng Pick To Light mà chỉ sử dụng Put To Light vì bản chất của các kho hàng này là số lượng mã hàng cực kì lớn và phức tạp. Việc sử dụng Pick To Light trong các trường hợp này sẽ không tối ưu hóa được bài toán kinh tế và không cải thiện được toàn bộ cục diện của kho mà chỉ đơn giản là làm tốt hơn các giải pháp hiện hành.

Vì vậy mà các giải pháp như DAS (Digital Assorting System) hay Put To Wall ra đời. Trong đó DAS là một giải pháp thường được sử dụng tại các kho hàng thực phẩm/kho cross docking mà tại đó, mỗi vị trí đèn sẽ tương ứng với một đơn hàng của một cửa hàng cần vận chuyển thực phẩm tới. Sau khi nhân viên vận hành scan mã hàng thì đèn tại khu vực đó sẽ sáng lên báo hiệu cho nhân viên vận hành biết rằng đây chính là vị trí cần phải bỏ sản phẩm vào.

Pick to light giúp gia tăng tốc độ nhâp hàng
Pick to light giúp gia tăng tốc độ nhâp hàng

Mặt khác, giải pháp Put Wall là giải pháp sử dụng một “bức tường” hay một kệ di động với nhiều ô, trong đó mỗi ô/bin sẽ tương ứng với một đơn hàng. Nhân viên vận hành có thể scan từng mã hàng đã được pick để chia vào trong các ô để hoàn tất quá trình soạn hàng.

Nhân viên vận hành có thể Scan từng mã hàng
Nhân viên vận hành có thể Scan từng mã hàng

Ứng dụng Pick To Light có đồng nghĩa với việc phải áp dụng cho tất cả vị trí hay không vì chi phí như vậy sẽ quá cao. Pick To Light có thể ứng dụng song song với các giải pháp picking hiện hữu trong kho hay không?

Đây có lẽ cũng là một trong những câu hỏi thường thấy nhất và cũng là một trong những băn khoăn lớn nhất của các doanh nghiệp khi nghĩ về việc ứng dụng Pick To Light.

Trên thực tế, Pick To Light dù phổ biến như vậy trên toàn cầu, nhưng kể cả những tập đoàn lớn nhất toàn cầu cũng có nhiều sự cân nhắc trong việc áp dụng toàn bộ Pick To Light cho cả nhà kho của họ. Đơn giản là vì kinh phí cao, tuy nhiên mật độ nhập xuất của các mã hàng trong kho là hoàn toàn khác nhau.

Chính vì vậy mà trong logistics chúng ta luôn nghe đến các cụm từ như Moving rank ABCD, hoặc là Fast Moving products, Slow moving products

 

Moving rank ABCD có thể được hiểu một cách đơn giản đó chính là các xếp bậc về mặt tần suất ra vào của các mã hàng khác nhau.

Các mã hàng được xếp hạng A thường là các mặt hàng Fast Moving, nghĩa là chúng là các sản phẩm lúc nào cũng hot, thường xuyên được sales, thường xuyên “cháy” hàng nên mật độ nhập xuất là cực kì lớn. Với logic tương tự, các mã hàng C hoặc D thường được gọi là Slow moving với tần suất ra vào ít hơn và có thời gian lưu trữ lâu hơn

Pick To Light sẽ thông thường được áp dụng với các mã hàng nào?

Để trả lời câu hỏi đó chúng ta lại phải quay ngược lại 2 lợi ích chính mà Pick To Light mang lại: Tốc độ, và độ chính xác vượt trội hơn. Vì lẽ đó mà Pick To Light thường xuyên được sử dụng với các mã hàng Moving Rank A, B, hay còn gọi là Fast moving. Và trong các kho hàng thì sẽ chỉ thông thường có một lượng tương đối mã hàng theo chuẩn A hoặc B nên việc ứng dụng Pick To Light cho toàn bộ mã hàng là không cần thiết.

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng các hệ thống kết hợp giữa Pick To Light và các hình thức picking khác, phổ biến nhất là picking bằng handheld/Handy terminal/PDA. Tuy nhiên, để hai hợp thống này hoạt động một cách mượt mà với nhau việc tích hợp hai hệ thống điều khiển: Pick To Light software và Handheld software là cần thiết. Tùy theo mỗi yêu cầu, dự toán thì cách kết hợp hai giải pháp này sẽ khác nhau. Chính vì
vậy sẽ rất quan trọng để các doanh nghiệp có thể chia sẻ cụ thể hơn các thông tin về kho hàng cũng như cấu trúc của hệ thống hiện tại

Trên đây là một số câu hỏi thường gặp về giải pháp Pick To Light mà chúng ta thường gặp. Với đặc thù khác nhau của mỗi kho hàng mà sẽ có rất nhiều cách thức để ứng dụng. Vì vậy, điều quan trọng nhất là chúng ta cởi mở với những cải tiến và tìm đến những nhà tư vấn giải pháp phù hợp để có thể có các giải pháp tốt nhất

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.

VPGD: VT09-BT02 – KĐT Xa La – Hà Đông – Hà Nội.

MST: 01 05 158 192

Website:  https://vnatech.com.vn

Email:  contact@vnatech.com.vn

Hotline: 0903 418 369 / 0977 550 085

ĐT: 024 668 3 261 / 098 311 7863

Chúng tôi có giải pháp toàn diện cho bạn

Giúp bạn giải quyết các bài toán gặp phải trong quá trình sản xuất là sứ mệnh và trách nhiệm của chúng tôi.

Chúng tôi sẵn sàng giúp bạn xây dựng các giải pháp công nghệ từ cục bộ đến toàn hệ thống.

image








    Contact Me on Zalo