Cấu trúc hệ thống pick to light

Pick To light hay còn gọi là giải pháp nhặt hàng bằng ánh sáng. Công nhân vận hành sẽ dựa vào các vị trí mà các mô-đun đèn đang phát sáng tại các giá kệ để nhận định chính xác vị trí của sản phẩm cần lấy.

Với công dụng phổ quát là định vị sản phẩm/linh kiện mà Pick To Light thường được ứng dụng rộng rãi trong nhiều môi trường khác nhau.phổ biến nhất là trong 2 lĩnh vực Logistics và tự động hóa nhà máy. Hãy cùng Vnatech tìm hiểu về cấu trúc hệ thống Pick To Light trong bài viết dưới đây

Pick To Light là giải pháp nhặt hàng bằng ánh sáng
Pick To Light là giải pháp nhặt hàng bằng ánh sáng

Hệ thống Pick to light là gì?

Pick to light là giải pháp công nghệ được ứng dụng trong các nhà kho nhằm tự động hóa các hoạt động của nhà kho. Mỗi đèn Pick To Light đại diện cho một mặt hàng trong vị trí lưu trữ cho phép nhân viên kho nhanh chóng và dễ dàng tìm thấy vị trí chính xác của mặt hàng cần lấy bằng đèn hoặc màn hình LED

Bên cạnh việc hướng dẫn người chọn đến vị trí chính xác, đèn Pick To Light còn hiển thị số lượng chính xác số lượng cần lấy.

Cấu trúc của hệ thống Pick to light

Pick to light là giải pháp sử dụng các mô-đun ánh sáng được gắn trên kệ để định vị các sản phẩm/linh kiện trong nhà kho.

Và để được gọi là một “giải pháp”, hệ thống Pick To Light bao gồm các thành tố cơ bản như sau:

  • Phần mềm/hệ thống trên máy tính
  • Thiết bị phần cứng/thiết bị vận hành thực tế

Phần mềm Pick to light

Phần mềm Pick To Light là một phần mềm có các chứng năng chính sau:

  • Chức năng điều khiển các thiết bị đèn, cụ thể như:
    • Chức năng hiển thị đèn bật/tắt
    • Chức năng đổi màu đèn
    • Chức năng điều khiển các mode (trạng thái) nháy đèn khác nhau (nháy nhanh, nháy chậm)
    • Chức năng điều khiển các thông tin hiển thị trên màn hình LED Display của đèn như hiển thị số lượng hoặc hiển thị chữ/thông tin
    • Chức năng điều khiển và lập trình các đèn theo một logic nào đó: Ví dụ như cho các đèn sáng lần lượt hoặc sáng đồng loạt. Bấm vào đèn sai thì sẽ đổi màu tất cả đèn kèm phát ra âm thanh để cảnh báo, v.v.
  • Chức năng định danh cho các thiết bị đèn: Mỗi đèn sẽ có một ID hoàn toàn riêng biệt.
  • Chức năng kết nối các trường thông tin như mã hàng, mã vị trí, số lượng với lại ID của đènNói về mặt phần mềm hay hệ thống Pick To Light thì hiện tại có rất nhiều định nghĩa và rất nhiều cách để diễn đạt, nhưng tựu chung chúng ta có thể hiểu theo một số ý nghĩa cơ bản như sau:
  • Phần mềm độc lập (stand alone software): nói cách khác, đây sẽ là một phần mềm cũng tương tự như các phần mềm khác trên máy tính của chúng ta như word, excel, v.v. Hoạt động độc lập và không có sự tương tác với các phần mềm khác. Khi sử dụng phần mềm Pick To Light độc lập thì mọi thao tác như nhập dữ liệu hoặc trích xuất dữ liệu phải hoàn toàn do con người thực hiện.
  • Phần mềm/hệ thống tích hợp (integrated software): phần mềm Pick To Light sẽ được tích hợp tự động với lại các hệ thống quản lý/cơ sở dữ liệu tầng trên và tự động trích xuất và xử lý các dữ liệu hoàn toàn tự động theo một chu kì được định sẵn (Ví dụ cycle cut off time là 3 tiếng thì nghĩa là cứ 3 giờ thì hệ thống Pick To Light sẽ tự động “gọi” các dữ liệu từ hệ thống quản lý kho như WMS các dữ liệu như mã đơn hàng, đơn hàng, thông tin mã hàng cần lấy, v.v. và cứ sau 3 giờ thì các dữ liệu về các quy trình nhặt hàng đã hoàn tất cũng sẽ được tự động cập nhật lại trên hệ thống quản lý kho để cập nhật số lượng hàng tồn mới nhất).

Ngoài hai loại hình software cơ bản ở trên, các software này có thể có thể được hiểu và gọi bởi nhiều cái tên khác nhau, ví dụ như WCS. Về mặt bản chất WCS (Warehouse Control Systems) là một hệ thống mà tại đó tất cả các thiết bị vận hành và thiết bị ngoại vi (ví dụ như Handheld, Pick To Light, AGV, Cánh tay Robot, DWS, cảm biến, v.v.) đều sẽ được quản lý ở dưới một “chiếc ô” to là WCS.

Tất cả các thiết bị này sẽ được quản lý liên thông với nhau một cách thông suốt để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tập trung cho doanh nghiệp mà không cần phải cài đặt quá nhiều phần mềm riêng lẻ trên máy chủ. Như vậy, phần mềm Pick To Light khi đó cũng có thể được xem là một phần của WCS.

Nói rộng ra hơn, phần mềm Pick To Light có thể là một phần của một hệ thống vận hành tổng các thiết bị ngoại vi khác, tuy nhiên về bản chất vẫn là câu chuyện phần mềm này có được tích hợp hay không tích hợp vào hệ thống quản lý.

Cấu trúc hệ thống Pick to Light gồm phần cứng và phần mềm
Cấu trúc hệ thống Pick to Light gồm phần cứng và phần mềm

phần cứng/thiết bị vận hành

Về phần cứng, mỗi nhà cung cấp sẽ có các cấu trúc hệ thống tương đối khác nhau. Tuy nhiên đối với hệ thống của AIOI SYSTEMS, chúng ta có thể lắp đặt theo cách đơn giản và dễ dàng nhất so với nhiều hệ thống đang hiện hành.

Cụ thể, cấu trúc phần cứng của hệ thống Pick To Light sẽ như sau:

  • Một máy tính điều khiển/hay còn gọi là Control PC. Máy tính này có thể các spec khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu phần mềm Pick To Light đã được lập trình ra. Tuy nhiên để thuận tiện nhất thường chúng ta nên sử dụng hệ điều hành Windows.
  • Một Ethernet Junction Box (EJB – hay còn gọi là hộp controller): kết nối trực tiếp với máy tính điều khiển qua cổng TCP/IP
  • Các thiết bị khác như mô-đun đèn Pick To Light
  • Đèn tháp (Signal Light Tower)
  • Barcode Reader Interface
  • Smart Tag/Smart Card Reader/Writer

Vai trò và spec của hộp Ethernet Junction Box

Ethernet Junction Box đóng vai trò như đầu não điều khiển của cả hệ thống. EJB sẽ nhận trực tiếp dữ liệu từ máy tính điều khiển/máy chủ và xử lý các thông tin đó sau đó sẽ gửi các lệnh điều khiển đến đèn.

Ngoài ra EJB còn đóng vai trò là nơi cấp điện cho các thiết bị trong cùng hệ thống của AIOI Systems, các thiết bị có thể không chỉ bao gồm mô-đun đèn Pick To Light, mà còn có thể bao gồm đèn tháp (Signal Light Tower) hoặc Barcode Reader Interface, v.v.

Mỗi EJB có thể kết nối được với hơn 200 thiết bị đèn.

Do còn đóng vai trò cấp điện qua dây, khoảng cách tối đa từ đèn cho đến các thiết bị đèn là khoảng 30 m.

Vậy trong trường hợp mà các khu vực kho lớn hơn, cần nhiều thiết bị đèn hơn thì sao?

Vai trò và spec của Junction Box (JB)

Bản chất của Junction Box có thể được hiểu là một hộp con (và EJB là hộp mẹ). Junction Box sẽ giúp “Nối dài” cánh tay của EJB. Khoảng cách tối đa giữa EJB và JB là 100 m và kết nối qua cổng MJ, sử dụng cáp Modular.
Bản thân mỗi JB cũng có công dụng tương tự như EJB đó là cấp điện và dữ liệu cho các thiết bị đèn. Mỗi JB cũng vẫn có thể cấp điện cho 200 thiết bị mô-đun đèn.

Về công suất và số lượng đèn của một hệ thống

Vậy thì, với mỗi 1 EJB, chúng ta có thể kết nối được đến bao nhiêu JB?

Đây cũng là điểm đặc biệt của thiết bị từ AIOI khi chỉ với 1 EJB được kết nối với máy chủ, còn lại tất cả các JB sẽ được nối với nhau và tối đa được 31 JB cho 1 EJB.

Và nếu mỗi JB kết nối được 200 đèn thì chúng ta sẽ có 1 hệ thống với công suất như sau:
1 EJB + 31 EJB = 200 đèn + (31 x 200 đèn) = 6,400 đèn

Và tất cả chỉ cần được điều khiển bởi 1 hệ thống duy nhất!

Tuy nhiên, xin được lưu ý là tất cả các con số về công suất trên đây chỉ mang tính chất tham khảo vì cho tới hiện tại AIOI đã có hơn 1,000 chủng loại thiết bị đèn khác nhau và mỗi loại sẽ có quy định khác nhau về điện năng tiêu thụ.

Ngoài ra, một điều cần lưu ý là với mỗi EJB và JB tiêu chuẩn sẽ có số lượng khác nhau các cổng ra của dây cáp điện nối đến các đèn và điện áp tối đa trên mỗi cổng cũng sẽ khác nhau, ảnh hưởng tới việc cân nhắc về set up số lượng đèn tối đa trên mỗi cổng.

Vì vậy để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn vui lòng liên hệ đến…

Về thiết bị đèn Pick To Light

Các thiết bị đèn của AIOI là rất đa dạng, và với mỗi series đèn khác nhau thì sẽ có ưu cầu và cách lắp đặt khác nhau.

Ví dụ trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ nói về MWU Series (viết tắt cho Movable-Wired)
Vì sao được gọi nó là Movable? (Di chuyển được)

Thiết bị đèn Pick To Light
Thiết bị đèn Pick To Light

Phần dây màu đen chính là dây cáp. Hay còn gọi là dây cáp AI.
Bên trong dây này là hai lõi dây không phân cực.

Đằng sau các mô-đun Pick To Light sẽ là các đinh nhọn. Các đinh nhọn này sau đó sẽ được cắm ngập vào trong dây và từ đó nhận được lẫn dữ liệu qua đó.
Ngoài ra trên đèn sẽ có 2 chốt để chúng ta dễ dàng bật nó lên, tháo đèn ra và lắp sang vị trí khác vô cùng dễ dàng.

Các thiết bị đèn này dù là được nối tiếp nhau trên cùng một dây cáp nhưng hoạt động có tính độc lập với nhau. Trong trường hợp xảy ra lỗi, thì các đèn hỏng hay lỗi sẽ không thể ảnh hưởng đến hoạt động của các đèn khác trên cùng một đường dây.
Đây là điểm sáng để tạo ra sự an tâm tuyệt đối đặc biệt là đối với một loại thiết bị được thường xuyên sử dụng liên tục trong ngày vì trường hợp xảy ra hư hỏng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với thiết bị của hãng thì chúng ta có thể đơn giản tháo đèn cũ ra và lắp thiết bị thay thế vào mà không cần thiết phải tắt cả một hệ thống tạm thời để bảo trì.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin rất cơ bản về cấu trúc hệ thống Pick To Light. Một hệ thống bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm. Trong phạm vi bài viết chúng ta chưa có dịp nhìn sâu hơn vào cấu trúc của một phần mềm Pick To Light hay một hệ thống tích hợp hoàn chỉnh là như thế nào, tuy nhiên cũng hy vọng đã có thể cung cấp đến cho Quý độc giả một cái nhìn toàn cảnh về giải pháp này cũng như những lợi ích mà nó mang lại.
Để có thể hiểu và được tư vấn hoàn chỉnh hơn, xin hãy vui lòng liên hệ đến để biết thêm chi tiết.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.

VPGD: VT09-BT02 – KĐT Xa La – Hà Đông – Hà Nội.

MST: 01 05 158 192

Website:  https://vnatech.com.vn

Email:  contact@vnatech.com.vn

Hotline: 0903 418 369 / 0977 550 085

ĐT: 024 668 3 261 / 098 311 7863

Chúng tôi có giải pháp toàn diện cho bạn

Giúp bạn giải quyết các bài toán gặp phải trong quá trình sản xuất là sứ mệnh và trách nhiệm của chúng tôi.

Chúng tôi sẵn sàng giúp bạn xây dựng các giải pháp công nghệ từ cục bộ đến toàn hệ thống.

image








    Contact Me on Zalo