Chuyển đổi số nhà máy là gì?
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các công đoạn của một nhà máy, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của nhà máy đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và thoải mái chấp nhận các thất bại.
“Chuyển đổi số” là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn.
Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
Không chỉ có vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp sản xuất mà chuyển đổi số còn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khác của xã hội như chính phủ, truyền thông đại chúng, y học, khoa học…
Số hoá( Digitizing) nhà máy sản xuất là gì?
Số hóa(Digitizing) là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số (chẳng hạn như chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file mềm trên máy tính, số hóa truyền hình chuyển từ tín hiệu analog sang tín hiệu kỹ thuật số…); trong khi đó, Có thể xem “Số hóa” như một phần của quá trình “Chuyển đổi số”
Tại sao cần chuyển đổi số nhà máy?
Nghiên cứu của Microsoft cho thấy, năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động ở vào khoảng 15%, đến năm 2020, con số này là 21%.
Theo các chuyên gia phân tích và nghiên cứu thị trường thì 5 mục đích cuối cùng mà các doanh nghiệp chuyển đổi số hướng đến bao gồm:
1. Tăng năng suất lao động.
2. Giảm nhân công, giảm các thao tác thừa và các lãng phí nguồn lực trong sản xuất.
3. Tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành.
4. Tăng tốc độ ra quyết định.
5. Tăng khả năng kiểm soát theo thời gian thực và tăng độ chính xác của các báo cáo.
Chuyển đổi số đối với nhà máy đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên… những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.
Chuyển đổi số nhà máy bắt đầu từ đâu?
Hiện trạng quản lý và ghi chép báo cáo thủ công không liên tục tại các nhà máy sản xuất
Có thể bắt đầu từ công đoạn quản lý năng suất, yếu tố đầu ra cuối cùng và là yếu tố sống còn của bất kỳ nhà máy sản xuất nào.
Thông tin năng suất được số hoá
Thông tin năng suất được số hoá, cập nhật liên tục, hiển thị trực quan, hiện đại.
Toàn bộ dữ liệu tại các máy sản xuất hoặc các chuyền sản xuất được cập nhật về phần mềm quản lý trung tâm.
Giao diện theo dõi tổng thể tình trạng các máy gia công
Giao diện theo dõi và nhập dữ liệu tại từng máy gia công