Tủ điều khiển máy sấy công nghiệp là cánh tay đắc lực giúp cho quá trình hoàn thiện sản phẩm được nhanh hơn .. Tuy nhiên, sử dụng bảng điều khiển như thế nào để máy hoạt động được chơn tru, ổn định và đạt hiệu quả công việc cao lại là điều mà không phải ai cũng làm được. Do vậy trong bài viết hôm nay Vnatech sẽ hướng dẫn sử dụng bảng điều khiển máy sấy công nghiệp chi tiết để bạn có thể áp dụng và vận hành máy một cách tốt nhất nhé.
Khái niệm
Tủ điện điều khiển máy sấy công nghiệp là tủ điện được sử dụng để điều khiển đóng cắt cho lò sấy công nghiệp. Tủ sử dụng công nghệ sấy tự động có cả hai chế độ auto/man.
Có thể lựa chọn phương thức điều khiển trực tiếp, hoặc bộ điều chỉnh nguồn nhiệt dùng bán dẫn: – Kiểm soát nhiệt độ qua các bộ sen sơ và đồng hồ nhiệt.
Cấu tạo Tủ điều khiển máy sấy công nghiệp
Bao gồm thiết bị chính sau:
Vỏ tủ điều khiển máy sấy công nghiệp
Phần vỏ tủ thường được thiết kế dạng hình hộp chữ nhật, có thể đặt đứng hoặc treo tường.
Các mặt đều có khả năng tháo lắp. Có độ dày 1.5 – 2mm, bên ngoài được sơn lớp tĩnh điện có khả năng chống gỉ tốt.
Tủ điện chất lượng tốt ( tiêu chuẩn ngoài trời hoặc trong nhà)
Hệ thống điện
- Bảng điều khiển: Bảng điều khiển là thành phần trung tâm của hệ thống điện tự động. Nó chứa mạch điều khiển, màn hình và các nút được sử dụng
- Aptomat tổng: có nhiệm vụ bảo vệ palang và động cơ di chuyển cầu trục khi có sự cố ngắn mạch.
- Khởi động từ tổng: cấp nguồn động lực cho toàn bộ cầu trục, sử dụng nút dừng khẩn cấu khi có sự cố.
- Aptomat xe lớn: cấp nguồn và bảo vệ biến tần cơ cấu di chuyển cầu trục.
- Khởi động từ 9A: cấp nguồn mở phanh động cơ di chuyển cầu trục lấy tín hiệu ĐK từ biến tần.
- Biến tần di chuyển cần trục (xe lớn). Tùy thuộc vào công suất của động cơ xe lớn mà ta chọn biến tần cho phù hợp.
- Đi ốt chỉnh lưu phanh xe lớn: nắn dòng DC để điều khiển phanh xe lớn.
- Rơ le điều khiển tốc độ di chuyển cần trục. Rrơ le được kết nối với biến tần có tác dụng để thay đổi tốc độ và chiều tiến lùi cầu trục.
- Hệ thống cầu đấu ra động cơ và tín hiệu từ tay bấm hoặc điều khiển từ xa.
- Các thiết bị an toàn: cầu chì, bảo vệ quá tài, ngắn mạch, thấp áp, quá áp, bảo vệ lệch pha, mất pha…
Lợi ích khi sử dụng tủ điều khiển máy sấy công nghiệp
- Giúp hệ thống khởi động hoặc dừng êm ái, nhẹ nhàng
- Dễ dàng thay đổi tốc độ vận hành cho phù hợp với từng khối lượng công việc khác nhau
- Có chức năng đặc biệt giúp hệ thống dừng, chạy nhẹ nhàng và đúng điểm, tiện lợi cho công nhân vận hành.
- Bảo vệ thiết bị điện, thiết bị cơ khí khi sử dụng tủ biến tần điều khiển
- Tiết kiệm thời gian và năng lượng khi vận hành máy sấy
Những lưu ý khi sử dụng tủ điều khiển máy sấy công nghiệp
- Mở hé cửa sau mỗi buổi sấy xong, vệ sinh tấm lọc bụi sau mỗi buổi sấy
- Thường xuyên vệ sinh làm mát tủ điện, dàn sấy phía trên nóc máy, tránh để máy ở vị trí ẩm thấp, kiểm tra định kỳ dây curoa và tuyệt đối không để nước vào dàn sấy
- Để không để xảy ra tình trạng cháy nổ, hãy đảm bảo để máy tránh xa các vật dễ cháy trong phòng
- Thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, trong trường hợp gặp trục trặc khi hoạt động máy, hãy liên hệ ngay với đơn vị cung cấp để được hỗ trợ, không nên tự ý chỉnh theo ý mình
- Thường xuyên làm sạch khoang máy sấy, ống xả định kỳ, loại bỏ hàng ngày chất bẩn, bụi từ các bộ lọc và bên trong của ngăn lọc
- Không cho phép trẻ em đến gần máy sấy bởi thiết bị này không dành cho trẻ nhỏ mà không có sự giám sát. Trẻ nhỏ cần được giám sát chặt chẽ để đảm bảo rằng chúng không chơi đùa với thiết bị này
- Không vận hành máy sấy nếu đang hút thuốc lá và không xáo trộn các thiết bị điều khiển hay những chức năng đã được cài đặt sẵn trước đó nếu không có chỉ định, hướng dẫn từ nhà cung cấp
Hướng dẫn sử dụng bảng điều khiển máy sấy công nghiệp
Ngoài những thông tin về sản phẩm như: thời gian sản xuất, chế độ vận hành… thì những thông tin hướng dẫn sử dụng bảng điều khiển máy sấy cũng là những thông tin rất quan trọng mà người dùng cần lưu ý trong quá trình sử dụng để đảm bảo an toàn và giúp máy hoạt động trơn tru, đạt hiệu quả tốt nhất.
Dưới đây là những bước hướng dẫn sử dụng bảng điều khiển máy sấy mà khách hàng cần lưu ý để vận hành máy:
Bật nguồn điện
- Kiểm tra nguồn điện
- Bật CB (cầu dao – Aptomat) nguồn vị trí “ON”
Bỏ đồ cần sấy vào máy
- Dùng tay kéo để mở cửa lồng sấy
- Sau khi mở cửa xong, tiến hành bỏ đồ cần sấy vào máy, cần cho khối lượng phù hợp và không vượt quá khuyến nghị của nhà sản xuất
- Dùng tay đóng cửa máy giặt vào và đảm bảo cửa đã đóng kín.
Khởi động máy
- Chọn chương trình phù hợp (từ 1-5) theo nhu cầu
- Ấn nút “RUN” để khởi động máy chạy tự động
Hoàn thiện quá trình sấy
- Sau tiếng kêu “bíp” dài là lúc mày đã hoàn thành quá trình sấy. Lúc này bạn đợi cho máy dừng hẳn và màn hình trở lại trạng thái ban đầu. Bạn cũng có thể nhấn nút stop để ngắt tiếng
- Tiến hành mở cửa lồng và lấy đồ ra
- Tắt Aptomat hoặc cầu Dao khi không sử dụng máy trong thời gian dài hay sau mỗi ngày làm việc.
Quý khách hàng có nhu cầu về sản phẩm cũng như các giải pháp số hoá nhà máy. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn chi tiết nhé.
Xin chân thành cảm ơn và rất hân hạnh được phục vụ Quý khách.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.
VPGD: VT09-BT02 – KĐT Xa La – Hà Đông – Hà Nội.
MST: 01 05 158 192
Website: https://vnatech.com.vn
Email: contact@vnatech.com.vn
Hotline: 0903 418 369 / 0977 550 085
ĐT: 024 668 3 261 / 098 311 7863