Quy trình sửa chữa máy móc thiết bị trong sản xuất công nghiệp

Quy trình sửa chữa máy móc thiết bị

Trong ngành công nghiệp sản xuất việc bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị là một công việc không thể thiếu. Giúp ổn định sản xuất, đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nó góp phần không nhỏ vào sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi đơn vị nên xây dựng cho mình quy trình sửa chữa máy móc thiết bị và đội ngũ bảo trì phù hợp. Cùng vnatech.com.vn tham khảo quy trình chuẩn 5 bước trong bảo dưỡng máy móc thiết bị được áp dụng tại các nhà máy hiện nay.

Quy trình sửa chữa máy móc thiết bị được hiểu là gì?

Bảo trì là hoạt động chăm sóc về mặt kỹ thuật, sửa chữa, điều chỉnh hay thay thế một số linh kiện, chi tiết bên trong các loại máy móc, thiết bị nhằm mục đích duy trì hoặc khôi phục lại trạng thái hoạt động bình thường của máy móc sau một khoảng thời gian sử dụng nhất định.

Quy trình sửa chữa máy móc thiết bị
Quy trình sửa chữa máy móc thiết bị

Vì sao cần quy trình  bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị ?

Như đã biết cùng với con người thì máy móc thiết bị là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất. Việc bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị đúng cách đúng thời điểm rất quan trọng, chúng mang lại những lợi ích như:

Giảm thiểu hao mòn, hư hỏng, kéo dài tuổi thọ của máy móc

Thường xuyên kiểm tra sẽ giúp phát hiện những lỗi phát sinh trong quá trình vận hành, từ đó ngăn chặn được những vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra gây hư hỏng, hao mòn máy móc. Bảo trì đúng cách giúp máy móc kéo dài tuổi thọ sử dụng, phục vụ tốt hơn và an toàn cho người sử dụng.

Nâng cao hiệu suất sử dụng của các trang thiết bị, máy móc

Máy móc thiết bị tuy là những vật vô tri nhưng chúng cũng biết “mệt mỏi” sau quá trình làm việc dài, vòng đời của máy móc trải qua các giai đoạn : Vận hành – hỏng hóc – sửa chữa – vận hành – thay thế, tuy nhiên thời gian cho vòng đời của máy móc có thể sẽ kéo dài khác nhau nếu chúng được bảo dưỡng, bảo trì hợp lý.

Đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra ổn định

Đương nhiên nếu máy móc hoạt động tốt sẽ giảm thiểu tối đa thời gian chết do hỏng hóc, sửa chữa, tránh những gián đoạn trong quá trình sản xuất từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định hơn.

Quy trình sửa chữa máy móc thiết bị

Về cơ bản, quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị bao gồm những bước cơ bản sau:

Xác định mục tiêu bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị 

Bước đầu tiên trong quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị là xác định được mục tiêu bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị.

Một số mục tiêu bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị của doanh nghiệp có thể bao gồm:

  • Nâng cao độ tin cậy cho máy móc thiết bị
  • Tối đa hóa chi phí ở mức thấp nhất.
  • Thực hiện trách nhiệm với xã hội.
  • Đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.

Để đạt được mục tiêu này, Doanh nghiệp nên chọn phương án bảo trì phù hợp với từng loại máy móc, cũng như điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Xây dựng phương án bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị

Một số phương án bảo dưỡng máy móc thiết bị bao gồm:

  • Sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị theo định kỳ
  • Sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị khi bị hỏng
  • Sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị theo tình trạng máy

Xác định nhân sự sẽ tham gia bảo trì bảo dưỡng thiết bị

Cơ cấu nhân sự để tham gia quy trình sửa chữa máy móc thiết bị sẽ bao gồm:

  • Bộ phận kế hoạch: nhiều kỹ sư có kinh nghiệm sẽ cùng nhau lập nên một kế hoạch vật tư, kế hoạch bảo trì định kỳ, kế hoạch kiểm tra thiết bị và kế hoạch sửa chữa cho toàn thể nhà máy chi tiết.
  • Bộ phận thực thi: sẽ bao gồm các kỹ sư và các công nhân tham gia vào công đoạn sửa chữa trực tiếp (điện, tự động hóa, cơ khí)

Xác nhận thông tin và nhận phê duyệt

Bước tiếp theo là xác nhận thông tin và phê duyệt. Bước này thường thực hiện tại phòng hành chính, nhân sự. Các công việc cần thực hiện như sau:

  • Tiếp nhận đề xuất từ trưởng phòng kỹ thuật
  • Xem xét và xác nhận thông tin, phê duyệt căn cứ dựa trên tính hợp lý, độ tin cậy
  • Tổng thời gian xác minh và báo cáo kết quả phê duyệt không quá 3 ngày làm việc

Tiến hành bảo trì và bảo dưỡng

Sửa chữa máy công nghiệp
Sửa chữa máy công nghiệp

Sau khi các bộ phận xác nhận, chúng ta sẽ tiến hành bảo trì, bảo dưỡng. Thường bước này sẽ do nhà cung cấp/ kỹ thuật thực hiện với các bước làm sau:

  • Bộ phận kỹ thuật liên hệ nhà cung cấp hoặc bố trí nhân viên thực hiện bảo trì, bảo dưỡng
  • Tiến hành bảo trì, bảo dưỡng theo nội dung đã phê duyệt trước đó
  • Đảm bảo thực hiện đúng tiến độ theo nhu cầu

Kiểm tra và nghiệm thu

Bước tiếp theo trong quy sẽ do phòng hành chính nhân sự hoặc trưởng phòng kỹ thuật kiểm tra và nghiệm thu. Các bước cần làm đó là:

  • Tiến hành giám sát quá trình bảo hành, bảo dưỡng trang thiết bị máy móc
  • Cam kết trung thực trong quá trình kiểm tra
  • Lập biên bản nghiệm thu và ghi nhận kết quả bảo trì, bảo dưỡng

Tổng hợp và lưu hồ sơ để theo dõi

Bước cuối cùng là tổng hợp và lưu Phòng hành chính nhân sự sẽ thực hiện tổng hợp và lưu hồ sơ theo dõi bao gồm những thông tin chính như sau về hiện trạng bảo trì, bảo dưỡng của máy móc, thiết bị:

  • Tổng hợp số liệu và ghi chép vào sổ theo dõi theo biên bản nghiệm thu
  • Báo cáo tình hình bảo trì, bảo dưỡng với Ban giám đốc vào mỗi tháng

Lợi ích của quy trình sửa chữa máy móc thiết bị đối với doanh nghiệp

  • Bảo trì giúp dự phòng trước những sự cố có thể xảy ra thông qua công tác dự báo. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra các biện pháp khắc phục: chăm sóc, bảo dưỡng thiết bị
  • Phát hiện và sửa chữa kịp thời lỗi trong thời gian vận hành
  • Tiết kiệm tối đa chi phí sửa chữa và kéo dài tuổi thọ cho hệ thống
  • Bảo đảm an toàn sản xuất, an toàn lao động cho cán bộ nhân viên
  • Giúp tận dụng tối đa thời gian sử dụng máy móc thiết bị đồng thời giảm chi phí đầu tư ban đầu.
  • Giúp máy móc sản xuất và sản lượng ổn định, tăng năng suất, giảm tối đa những tổn thất
  • Vượt qua các kỳ thẩm định ISO, GMP, HACCP một cách dễ dàng
  • Làm chủ tình hình, hạn chế hỏng hóc cơ sở vật chất
  • Hạn chế gián đoạn sản xuất gây thiệt hại kinh tế
  • Tối ưu công suất, sản lượng của nhà máy
  • Hạn chế lỗi NG trên sản phẩm đầu ra của nhà máy, đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đồng đều.
Tối ưu công suất, sản lượng của nhà máy
Tối ưu công suất, sản lượng của nhà máy

Đơn vị cung cấp quy trình sửa chữa máy móc thiết bị uy tín

Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị bảo trì, sửa chữa hãy liên hệ với Vnatech.

Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách bởi chúng tôi tự tin với:

  •  Chất lượng tốt nhất
  • Giá thành cạnh tranh
  • Đảm bảo tiến độ
  • Tư vấn ưu việt: để khách hàng có được sự hiểu biết hơn về dịch vụ
  • Chế độ bảo hành hoàn hảo
  • Đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, làm việc nhanh chóng.
  • Chế độ hậu mãi tích cực
  • Uy tín, bền vững

Quý khách hàng có nhu cầu về bảo dưỡng máy móc cũng như các giải pháp số hóa nhà máy. Xin vui lòng liên hệ qua số hotline:

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.

VPGD: VT09-BT02 – KĐT Xa La – Hà Đông – Hà Nội.

MST: 01 05 158 192

TRANG CHỦ: www.vnatech.com.vn

Email: contact@vnatech.com.vn

Hotline: 0903 418 369 / 0977 550 085

ĐT: 024 668 3 261 / 098 311 7863

 

Chúng tôi có giải pháp toàn diện cho bạn

Giúp bạn giải quyết các bài toán gặp phải trong quá trình sản xuất là sứ mệnh và trách nhiệm của chúng tôi.

Chúng tôi sẵn sàng giúp bạn xây dựng các giải pháp công nghệ từ cục bộ đến toàn hệ thống.

image








    Contact Me on Zalo