Hệ thống điện công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của các doanh nghiệp. Ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của các thiết bị và an toàn lao động. Vì vậy, hoạt động bảo trì hiện rất được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, khi bảo trì cũng nên thực hiện đúng quy trình để đạt được hiệu quả cao, tránh lãng phí. Hãy cùng vnatech.com.vn tìm hiểu kỹ hơn về quy trình bảo trì hệ thống điện công nghiệp trong bài viết dưới đây:
Quy trình bảo trì hệ thống điện công nghiệp là gì?
Là hệ thống các công việc cần để xử lý các sự cố của hệ thống điện công nghiệp. Khi sự cố xảy ra chuyên viên kỹ thuật sẽ tới hiện trường kiểm tra, phân tích nguyên nhân. Và đánh giá mức độ hư hỏng của thiết bị để lên phương án sửa chữa và khắc phục. Đồng thời thiết lập chương trình bảo dưỡng phòng ngừa định kỳ.
Các bước trong quy trình bảo trì hệ thống điện công nghiệp
Công tác bảo trì hệ thống điện đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và sự cẩn thận, tỉ mỉ trong suốt quá trình thực thi. Do vậy, các giai đoạn trước, trong và sau khi tiến hành bảo trì cần phải đảm bảo đúng các bước trong quy trình, đúng các yêu cầu về kỹ thuật.
Trước khi tiến hành bảo trì hệ thống điện
Trước khi bảo trì hệ thống điện công nghiệp, các công nhân cần phải chuẩn bị (hoặc được trang bị) đầy đủ đồ bảo hộ, trang thiết bị cần thiết để đảm bảo an toàn lao động. Sau đó, cách ly toàn bộ công nhân viên lao động ra khỏi khu vực thực hiện bảo trì để đảm bảo an toàn.
Tiến hành bảo trì hệ thống điện công nghiệp
Hệ thống điện cần phải thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng xem có sự cố nào hay không (nếu có, phải tiến hành sửa chữa ngay). Chúng ta cần tiến hành kiểm tra cả về nhiệt độ, mức độ rung xóc… của hệ thống khi vận hành.
Sau khi bảo trì hệ thống điện
Sau khi quá trình bảo trì hoàn tất, chúng ta cần tiến hành khởi động lại hệ thống điện công nghiệp để chạy thử các thiết bị, hệ thống dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Cuối cùng, tiến hành đóng nắp tủ điện nhà xưởng công nghiệp, đảm bảo an toàn trong việc sử dụng của người dùng khi sử hệ thống điện sau này.
Tầm quan trọng của quy trình bảo trì hệ thống điện công nghiệp
Nó có vai trò rất quan trọng đối với quá trình vận hành, sử dụng công trình. Ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của các thiết bị trong công trình.
- Tránh mất điện dẫn đến ngừng hoạt động
- Bảo dưỡng có thể được thực hiện trong điều kiện hoạt động bình thường.
- Tránh thiệt hại về kinh tế do mất điện
- Tránh hư hỏng thiết bị do các phương pháp bảo trì truyền thống gây ra
- Đảm bảo hoạt động công trình được an toàn
- Làm sạch ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng và giảm tiêu thụ
- Nâng cao hiệu quả hoạt động
- Loại bỏ ô nhiễm, ngăn chặn sự thay đổi điện trở, để khôi phục trạng thái hoạt động của thiết bị
- Kéo dài tuổi thọ thiết bị
Quy trình bảo trì hệ thống điện công nghiệp
Kiểm tra điện trở cách điện :
Sự làm việc an toàn liên tục và đảm bảo của các thiết bị điện trước tiên phụ thuộc vào trạng thái tốt xấu của điện trở cách điện. Do vậy, việc đo điện trở cách điện bat buộc phải thực hiện.
Kiểm tra thông mạch :
Kiểm tra sự liền kín của mạch điện đảm bảo thiết bị sử dụng điện được cung cấp điện đầy đủ, nhất là đối với các thiết bị sử dụng nguồn điện
Kiểm tra máy biến áp khô :
Khảo sát tổng quan, phân tích, đánh giá tình trạng hoạt động của MBA.
Kiểm tra phần cáp phía cao áp, hạ áp và lõi từ MBA xem có hiện tượng cháy, nám không để đưa ra phương pháp bảo trì phù hợp.
Vận hành máy biến áp khô cần chú ý đến độ ồn, quạt làm mát và vấn đề vệ sinh MBA. Tránh để máy biến áp bị ẩm sẽ gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy biến áp.
Kiểm tra thanh dẫn BUSWAY :
Dùng máy đo nhiệt độ để kiểm tra định kỳ nhiệt độ làm việc của busway theo chu kỳ
Tuyệt đối lưu ý để phòng ngừa các nguy cơ nước, chất lỏng các loại có thể đổ hay phun vào busway.
Tránh va đập gây tổn hại đến lớp vỏ busway (móp méo, trầy xước…) khi thi công, bảo trì các hệ khác xung quanh.
Kiểm tra điện áp :
Kiểm tra trị số điện áp 3 pha với nhau và từng pha với trung tính, đảm bảo điện áp cung cấp đúng với yêu cầu sữ dụng của thiết bị
Vệ sinh tủ phân phối điện :
Tìm kiếm, bỏ những vật lạ nhất là những vật bằng kim loại có thể gây ra các vấn đề chạm chập điện như cáp – kim loại vụn, bu lông, tán, đồ nghề thi công còn sót lại v.v.
Dùng các dụng cụ vệ sinh làm sạch tủ điện, dùng máy hút bụi nếu thấy cần thiết.
Kiểm tra có xung quanh và trong tủ có đọng nước, hơi nước hay không ? Nếu thấy phải tìm nguyên nhân khắc phục và không để tình trạng đó xảy ra nữa. Vì khi thiết bị điện bị ẩm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị và gây ra hiện tượng phóng điện khi hoạt động.
Bảo dưỡng :
Trước tiên cần kiểm tra chung phòng tủ điện về các vấn đề vệ sinh. Trong thời gian kiểm tra này những dấu hiệu về sự ăn mòn, nhiệt độ tăng cao so với bình thường, mùi khác thường chúng ta đều phải điều tra kỹ, xác định nguyên nhân và tháo gỡ.
Nếu mọi thứ bình thường thì nên tiến hành bảo trì, bảo dưỡng với các nội dung.
Quy trình kiểm tra và bảo trì hệ thống điện đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế khi thực hiện đầy đủ các bước nêu trên.
Đơn vị thực hiện quy trình bảo trì hệ thống điện công nghiệp
Trên đây là những giới thiệu về bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện. Hi vọng đã giúp quý bạn đọc hiểu thêm về quá trình này. Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị bảo trì, hãy liên hệ với Vnatech.
Đến với Vnatech quý khách hàng sẽ được trải nghiệm những dịch vụ bảo trì, sửa chữa máy móc công nghiệp hoàn hảo nhất. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách bởi chúng tôi tự tin với:
- Chất lượng tốt nhất
- Giá thành cạnh tranh
- Đảm bảo tiến độ
- Tư vấn ưu việt: để khách hàng có được sự hiểu biết hơn về dịch vụ
- Chế độ bảo hành hoàn hảo
- Đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, làm việc nhanh chóng.
- Chế độ hậu mãi tích cực
- Uy tín, bền vững
Quý khách hàng có nhu cầu về bảo dưỡng máy móc cũng như các giải pháp số hóa nhà máy. Xin vui lòng liên hệ qua số hotline:
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.
VPGD: VT09-BT02 – KĐT Xa La – Hà Đông – Hà Nội.
MST: 01 05 158 192
TRANG CHỦ: www.vnatech.com.vn
Email: contact@vnatech.com.vn
Hotline: 0903 418 369 / 0977 550 085
ĐT: 024 668 3 261 / 098 311 7863