PLC đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực tự động hóa của nhiều ngành công nghiệp. Chúng là những thiết bị điện tử được thiết kế để kiểm soát và giám sát các quy trình khác nhau trong các nhà máy sản xuất. Trong bài viết này, vnatech.com.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu ứng dụng của bộ lập trình Delta cũng như các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn bộ lập trình phù hợp :
Giới thiệu bộ lập trình PLC Delta
Thương hiệu Delta
DELTA ELECTRONIS là một tập đoàn điện tử xuyên quốc gia, hàng đầu thế giới của Đài Loan. Sản phẩm Delta đã được phân phối ở 153 nước. Có 38 nhà máy và 60 trung tâm nghiên cứu trên toàn thế giới. Có thể nói Delta là một thương hiệu đẳng cấp toàn cầu mà không phải Hãng nào cũng có thể so sánh được.
Ở Việt Nam, PLC Delta được dùng nhiều trong nghành : Dệt sợi, Bao bì giấy, Carton, Nilon, Nhựa, Thực phẩm, Cơ khí chính xác, Chế tạo máy ….
PLC Delta là gì?
PLC Delta là một dạng bộ điều khiển logic lập trình. Đại diện cho sự tiến bộ trong lĩnh vực điều khiển tự động hóa công nghiệp. Sử dụng các thao tác điện tử, nó không chỉ đơn giản hóa quá trình lưu trữ, mà còn cung cấp nguyên tắc mở rộng linh hoạt, cũng như khả năng điều khiển tuần tự, vị trí, đếm theo thời gian và điều khiển vào/ra.
Ưu điểm của PLC Delta
- PLC Delta cung cấp ra thị trường rất phong phú và đa dạng về khả năng ứng dụng. Vì vậy người dùng có thể dễ dàng lựa chọn một dòng thích hợp.
- Giá thành khá tương xứng, tương đối phù hợp với những dự án có chi phí nhỏ và vừa.
- Sở hữu tính năng tích hợp thông minh, có nhiều công năng cơ bản trên 1 thiết bị vì vậy rất thuận tiện cho các đơn vị chế tạo, đặc biệt phù hợp khi phải gắn lên một số máy móc phức tạp độ trung bình.
- Sở hữu những phần mềm lập trình nhẹ nhàng, đặc biệt vô cùng phù hợp với những máy có cấu hình nhẹ như làm việc ở văn phòng.
- Giá thành của cáp lập trình tương đối hợp lý khiến cho người sử dụng có thể tự mua.
- Cấu trúc tập lệnh khá dễ hiểu để các lập trình viên có thể sử dụng những sản phẩm liên quan đến PLC Delta.
Ứng dụng của bộ lập trình PLC Delta
Bộ lập trình PLC được ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của bộ lập trình PLC:
- Công nghiệp sản xuất. Chúng có thể giúp doanh nghiệp tự động hoá các nhiệm vụ phức tạp như xử lý vật liệu, kiểm soát dây chuyền lắp ráp, kiểm soát chất lượng và quản lý hàng tồn kho. PLC cho phép các doanh nghiệp trong ngành sản xuất điều khiển máy móc hiệu quả và chính xác, đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra một cách trơn tru.
- Công nghiệp ô tô: Bộ lập trình đóng một vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hệ thống robot, dây chuyền lắp ráp và hệ thống băng tải.Tạo điều kiện thuận lợi cho các công việc như hàn, sơn và kiểm tra bộ phận. Giúp hợp lý hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả
- Năng lượng: PLC được sử dụng trong các nhà máy phát điện, trạm biến áp và hệ thống phân phối. Hỗ trợ kiểm soát và giám sát các quy trình liên quan đến sản xuất. Truyền tải và phân phối điện. Cho phép quản lý tải hiệu quả. Phát hiện lỗi và tối ưu hóa năng lượng trong các cơ sở hạ tầng quan trọng này.
- Ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát: Chúng giúp kiểm soát các quy trình như trộn, kiểm soát nhiệt độ và đóng gói. PLC đảm bảo kiểm soát chính xác các quy trình này. Duy trì các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và nâng cao năng suất.
- PLC sẽ giúp hiện đại hóa quá trình sản xuất nông nghiệp Việt Nam
Lưu ý khi lựa chọn bộ lập trình PLC Delta
Việc chọn đúng bộ lập trình PLC cho một công việc cụ thể đòi hỏi phải xem xét cẩn thận một số yếu tố sau:
- Điểm I/O cần thiết: Xác định số lượng và loại điểm đầu vào và đầu ra cần thiết cho ứng dụng của bạn. Xem xét các yêu cầu hiện tại cũng như tiềm năng mở rộng trong tương lai.
- Tốc độ xử lý và dung lượng bộ nhớ: Đánh giá tốc độ xử lý và dung lượng bộ nhớ của PLC để đảm bảo nó có thể xử lý mức độ phức tạp của ứng dụng của bạn và mang lại hiệu suất tối ưu.
- Khả năng giao tiếp: Xem xét các giao thức giao tiếp được hỗ trợ bởi PLC. Khả năng tương thích với các thiết bị và hệ thống khác, chẳng hạn như HMI hoặc hệ thống SCADA, là rất quan trọng để quá trình tích hợp được liền mạch.
- Điều kiện môi trường: Tính đến các điều kiện môi trường mà PLC sẽ hoạt động. Các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, độ rung và nhiễu điện có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy và tuổi thọ của PLC.
- Khả năng tương thích và mở rộng: Đánh giá xem PLC có thể dễ dàng tích hợp với các hệ thống hiện có hay không và liệu nó có cho phép bạn mở rộng hoặc nâng cấp trong tương lai hay không.
Bằng cách xem xét các yếu tố này, bạn có thể chọn bộ lập trình PLC đáp ứng các yêu cầu. Từ đó, đảm bảo quá trình tự động hóa diễn ra hiệu quả nhất.
Đơn vị cung cấp bộ lập trình PLC Delta chính hãng tại Việt Nam
Vnatech – Địa chỉ chuyên nhập khẩu và phân phối, cung cấp cho khách hàng những thiết bị điện, điện công nghiệp, thiết bị tự động hóa, cảm ứng HMI, biến tần, cáp lập trình PLC,…Là đại lý cung cấp các sản phẩm chất lượng và uy tín nhất tại thị trường thiết bị điện tử Việt Nam hiện nay.
- Có trách nhiệm 100% với hệ thống đã lắp đặt cho khách hàng.
- Giao hàng toàn Quốc
- Hỗ trợ chăm sóc từ xa tận tình. Bảo hành tận nơi 12 tháng cho khách hàng.
- Đảm bảo giá cả cạnh tranh
- Giao hàng đúng hẹn và dịch vụ hậu mãi tốt nhất.
- Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn trong quá trình sử dụng sản phẩm và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Không chỉ là nhà cung cấp, chúng tôi còn là đối tác đáng tin cậy của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay:
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.
VPGD: VT09-BT02 – KĐT Xa La – Hà Đông – Hà Nội.
MST: 01 05 158 192
Website: https://vnatech.com.vn
Email: contact@vnatech.com.vn
Hotline: 0903 418 369 / 0977 550 085
ĐT: 024 668 3 261 / 098 311 7863