Các hệ thống dây chuyền lắp ráp sản phẩm – Vai trò trong sản xuất

Các hệ thống dây chuyền lắp ráp sản phẩm

Các hệ thống dây chuyền lắp ráp sản phẩm đã trở nên phổ biến trong nền công nghiệp hiện nay. Hỗ trợ con người trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất, lợi thế cạnh tranh cho nhiều doanh nghiệp. Tùy theo cách sắp xếp, thiết kế, các công đoạn, nhu cầu sản xuất…mà có những dây chuyền lắp ráp khác nhau.

Hôm nay, mời các bạn cùng vnatech.com.vn tìm hiểu chi tiết hơn về dây chuyền lắp ráp sản phẩm qua bài viết sau:

Các hệ thống dây chuyền lắp ráp sản phẩm là gì?

Dây chuyền lắp ráp là một quy trình sản xuất chia nhỏ việc sản xuất hàng hóa thành các bước. Hòàn thành theo một trình tự được xác định trước. Dây chuyền lắp ráp sản xuất là một hệ thống bán tự động mà qua đó các bộ phận lắp ráp được di chuyển. Tại mỗi trạm dọc theo dây chuyền diễn ra một số công đoạn của quá trình sản xuất. Công nhân và máy móc được sử dụng để sản xuất mặt hàng đó đứng yên dọc theo dây chuyền và sản phẩm di chuyển theo chu trình từ đầu đến cuối.

Các hệ thống dây chuyền lắp ráp sản phẩm
Các hệ thống dây chuyền lắp ráp sản phẩm

Dây chuyền lắp ráp  được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình sản xuất hàng loạt sản phẩm. Dây chuyền giúp giảm chi phí lao động. Thay vì thuê một thợ thủ công lành nghề để lắp ghép toàn bộ bộ phận thì doanh nghiệp chỉ cần thuê công nhân phụ trách từng nhiệm vụ nhỏ của quá trình sản xuất.

Thành phần của các hệ thống dây chuyền lắp ráp sản phẩm

Một hệ thống dây chuyền lắp ráp muốn hoạt động trơn tru phải có sự kết hợp đồng bộ của các thành phần sau:

  • Dây chuyền tự động : máy tự động, máy chuyện dụng, cánh tay robot gắp, xếp hàng..
  • Hệ thống handling, băng tải chuyển hàng, xe tự hành AGV
  • Hệ thống máy lắp ráp, dây chuyền lắp rap, đóng gói, kiểm tra
  • Hệ thống băng tải vận chuyển và hỗ trợ
  • Các thiết bị hỗ trợ sản xuất: Bàn thao tác, giá kệ, xe đẩy hàng
  • Giải pháp, hệ thống quản lý sản xuất

Tại sao nên lắp đặt các hệ thống dây chuyền lắp ráp sản phẩm?

  • Tốc độ lắp ráp cao: Có thể tự động hoá quá trình lắp ráp, giúp cải thiện hiệu suất lắp ráp.
  • Tính linh hoạt cao: Có thể điều chỉnh để phù hợp với các sản phẩm khác nhau.
  • Tự động hóa: Khẳnng tự động hóa quá trình lắp ráp, giúp tiết kiệm thời gian và nhân công.
  • Giảm thiểu sai số lắp ráp:  kiểm soát chính xác từng bước trong quá trình lắp ráp, giúp giảm thiểu sai số lắp ráp.
  • Thân thiện với môi trường: Hệ thống dây chuyền lắp ráp băng tải. Sử dụng nguồn năng lượng mềm, giúp giảm ô nhiễm môi trường.
  • Tiết kiệm thời gian: Tăng hiệu suất sản xuất bằng cách giảm thời gian sản xuất. Nó cũng giúp rút ngắn chu kỳ sản xuất, giúp doanh nghiệp giảm chi phí và cải thiện hiệu suất.
Dây chuyền lắp ráp ô tô
Dây chuyền lắp ráp ô tô
  • Nâng cao chất lượng: Hệ thống dây chuyền có thể được điều khiển và theo dõi một cách chính xác. Vì vậy, nó giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm cao hơn.
  • Giảm thiểu lỗi con người  gây ra. Điều này làm giảm thời gian sửa chữa và dịch vụ bảo trì, giúp giảm chi phí.
  • Tiết kiệm năng lượng: Sử dụng các máy tự động hóa. Điều này giúp đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất một cách hiệu quả và ít năng lượng hơn.

Phân loại các hệ thống dây chuyền lắp ráp sản phẩm

Nó có thể được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thông thường như điện thoại di động, máy tính, máy in, máy tính bảng, và nhiều loại thiết bị khác. Hệ thống dây truyền được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Các loại dây truyền phổ biến nhất bao gồm:

Dây chuyền sản xuất hàng loạt:

Đây là dây truyền được sử dụng để sản xuất hàng loạt các sản phẩm như điện thoại di động, máy tính, máy in, và máy tính bảng.

Dây chuyền sản xuất tivi
Dây chuyền sản xuất tivi

Dây chuyền tự động hóa:

Đây là dây chuyền được sử dụng để tự động hóa các quy trình sản xuất. Nó có thể giúp giảm thời gian sản xuất và tăng hiệu quả của các quy trình.

Dây chuyền điều khiển:

Đây là dây chuyền được sử dụng để điều khiển các hệ thống của doanh nghiệp. Nó có thể được sử dụng để điều khiển các quy trình sản xuất và các thiết bị khác.

Dây chuyền tính toán:

Đây là dây chuyền được sử dụng để thực hiện các tính toán phức tạp trong các quy trình sản xuất. Nó có thể được sử dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến sản xuất và tính toán.

Dây chuyền định hướng:

Đây là dây chuyền được sử dụng để định hướng và kiểm soát các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền. Nó có thể được sử dụng để định hướng các sản phẩm đến các điểm nhận hàng, thực hiện kiểm tra chất lượng, và giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm.

Đơn vị lắp đặt các hệ thống dây chuyền lắp ráp sản phẩm

Trên đây là những giới thiệu về dây chuyền lắp ráp sản phẩm. Hi vọng đã giúp quý bạn đọc hiểu thêm về hệ thống này. Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm hệ thống dây chuyền lắp ráp sản phẩm, hãy liên hệ với Vnatech.

Lắp đặt dây chuyền sản xuất hiện đại
Lắp đặt dây chuyền sản xuất hiện đại

Là thương hiệu uy tín, đã có kinh nghiệm trên thị trường tự động hoá và triển khai nhiều dự án trong nước. Vnatech tự tin mang đến những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đa dạng phù hợp với mọi ứng dụng. Đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng sử dụng, với giá thành phải chăng. Đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, làm việc nhanh chóng. Luôn đưa ra các giải pháp tối ưu, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Sẽ giúp cho doanh nghiệp của quý khách tiếp cận một nền công nghiệp hóa một cách dễ dàng nhất.

Quý khách hàng có nhu cầu về dây chuyền sản xuất cũng như các giải pháp số hóa nhà máy. Xin vui lòng liên hệ qua số hotline:

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.

VPGD: VT09-BT02 – KĐT Xa La – Hà Đông – Hà Nội.

MST: 01 05 158 192

Website: https://vnatech.com.vn

Email: contact@vnatech.com.vn

Hotline: 0903 418 369 / 0977 550 085

ĐT: 024 668 3 261 / 098 311 7863

Chúng tôi có giải pháp toàn diện cho bạn

Giúp bạn giải quyết các bài toán gặp phải trong quá trình sản xuất là sứ mệnh và trách nhiệm của chúng tôi.

Chúng tôi sẵn sàng giúp bạn xây dựng các giải pháp công nghệ từ cục bộ đến toàn hệ thống.

image








    Contact Me on Zalo