Bảo trì hệ thống điện công nghiệp – Tăng hiệu suất sử dụng thiết bị

Dịch vụ bảo trì cơ điện

Trong những nhà máy quy mô lớn, có số lượng lớn máy móc và thiết bị mang giá trị cao. Sau một thời gian sử dụng  liên tục, thiết bị dễ bị hư hỏng. Việc sửa chữa và thay thế các thiết bị này đòi hỏi chi phí đáng kể. Vì vậy, việc thường xuyên bảo trì hệ thống điện công nghiệp trong nhà máy là một biện pháp cần thiết để tránh những vấn đề này. Việc bảo trì điện là một yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn, hiệu suất và bền vững cho hoạt động sản xuất.

Bài viết hôm nay Vnatech.com.vn sẽ gửi đến bạn các thông tin cần thiết về bảo trì điện trong nhà máy sản xuất

Mô tả về bảo trì hệ thống thiết bị điện công nghiệp 

Khái niệm

Bảo trì điện công nghiệp (Industrial maintenance) là quá trình duy trì, sửa chữa, kiểm tra và nâng cấp các thiết bị trong môi trường sản xuất công nghiệp. Bao gồm việc chăm sóc cho tất cả các thiết bị, máy móc, hệ thống và cơ sở hạ tầng khác tại nhà máy hoặc xưởng sản xuất.

Bảo trì hệ thống điện công nghiệp
Bảo trì hệ thống điện công nghiệp

Mục đích bảo trì hệ thống điện

Bảo trì hệ thống điện có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ và bảo dưỡng các thiết bị điện. Duy trì chất lượng hoạt động của hệ thống. Tăng tuổi thọ của các thiết bị và tránh các sự cố không mong muốn.

Ngoài ra, việc bảo trì còn đảm bảo tính an toàn và hiệu suất của các thiết bị, từ đó giảm nguy cơ hỏng hóc và sự cố gây thiệt hại.

Cải thiện dòng điện rò rỉ và nâng cao hiệu suất an toàn: Các hoạt động bảo trì như kiểm tra định kỳ, vệ sinh và điều chỉnh các thành phần của hệ thống điện giúp ngăn chặn dòng điện rò rỉ và các vấn đề liên quan đến an toàn. Việc loại bỏ các dòng điện rò rỉ giúp ngăn cháy nổ và bảo vệ cả người lao động và tài sản khỏi các nguy cơ không mong muốn.

Các thiết bị đo lường thông dụng trong bảo trì hệ thống điện công nghiệp

  • Sào thử điện : dùng đo kiểm tra điện cao thế đường dây và trạm biến áp
  • Ampe kìm : dùng đo điện động lực nhà máy
  • Đồng hồ đo thứ tự pha: xác định thứ tự pha để lắp động cơ có chiều quay động cơ đúng hướng
  • Bộ phát mô phỏng và đo lường tín hiệu chính xác cao cho cảm biến và bộ điều khiển: mV, V, mA, t, f, áp suất
  • Máy đo tốc độ động cơ: dùng để kiểm tra tốc độ động cơ và băng tải
  • Máy đo điện trở cách điện:  dùng để kiểm tra điện trở cách điện của thiết bị điện
  • Máy đo điện trở đất: dùng để kiểm tra điện trở tiếp đất hệ thống
  • Máy nội soi công nghiệp dùng để quan sát các chi tiết không thể tiếp cận
  • Scan nhiệt: dùng để kiểm tra phát nóng bất thường của động cơ và hệ thống điện
  • Đồng hồ phân tích: Dùng để phân tích công suất, sóng hài và giám sát mất ổn định, chất lượng điện

Quy trình bảo trì hệ thống thiết bị điện công nghiệp 

Giám sát tình trạng máy móc

Giám sát là hoạt động xác định tình trạng máy móc lúc đang hoạt động hoặc nghỉ ngơi. Trong quá trình giám sát, những biểu hiện trên thiết bị giúp phát hiện ra vấn đề và nguyên nhân.

Từ đó, có thể sửa chữa kịp thời để thiết bị hoạt động bình thường, ổn định và hiệu quả hơn.

Giám sát tình trạng máy móc
Giám sát tình trạng máy móc

Kiểm tra mạng lưới điện

Đối với các thiết bị đã trải qua thời gian sử dụng lâu, việc bảo dưỡng là cần thiết. Tuy nhiên, với những thiết bị điện công nghiệp mới sử dụng, chưa xuất hiện nhiều vấn đề thì việc bảo trì là chưa cần. Do đó, bạn cần xác định hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến toàn bộ công trình.

Trang bị biện pháp bảo vệ an toàn khi kiểm tra

Bảo dưỡng máy móc là công việc khó và có độ nguy hiểm cao. Vì vậy, trước khi tiến hành cần phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ đảm bảo an toàn lao động. Hạn chế toàn bộ nhân viên lao động ra khỏi khu vực máy bảo dưỡng để tránh xảy ra thiệt hại.

Kiểm tra tổng quát hệ thống thiết bị bằng mắt

Thực hiện kiểm tra toàn bộ các dấu hiệu bên ngoài là cách nhanh nhất xác định các vấn đề gây hỏng hóc, chập cháy. Một số hạng mục cần kiểm tra bao gồm:

  • Kiểm tra hệ thống mạng lưới điện lớn như: dây dẫn, mạch đấu nối, tải của những thiết bị đóng ngắt.
  • Kiểm tra mạch của thiết bị điện công nghiệp có bị hở hay không và nếu có thì hở ở đâu?
  • Kiểm tra hệ thống tiếp đất, nối đất, cọc tiếp địa,… các đấu nối đã đảm bảo chưa?
  • Kiểm tra khả năng cách điện của các thiết bị biến áp, điện trở nhiệt, động cơ,….

Đo lường và thí nghiệm

Áp dụng các thí nghiệm và đo lường phù hợp để kiểm tra những bộ phần cần bảo trì.

Đo lường trong quá trình bảo trì
Đo lường trong quá trình bảo trì

Kiểm tra định kỳ

Kiểm tra định kỳ thiết bị điện trong quá trình vận hành. Thời gian bảo dưỡng phụ thuộc vào thời điểm nhà xưởng mua máy và tần suất sử dụng

Báo cáo kiểm tra

Sau khi hoàn thành, tiến hành khởi động lại hệ thống để rà soát 1 lần nữa sự ổn định của máy móc. Sau đó lập báo cáo chi tiết và nộp cho chủ doanh nghiệp để họ nắm bắt tình hình.

Hình thức bảo trì hệ thống thiết bị điện công nghiệp 

Bảo trì khắc phục: Là các hoạt động khắc phục sự cố khi thiết bị hư hỏng đột ngột. Không có bất kỳ một kế hoạch bảo trì nào được lập trước đây.

Bảo trì phòng ngừa hệ thống cơ điện: Đây là việc thực hiện các công việc bảo dưỡng thường xuyên. Kiểm tra định kỳ và thay thế các bộ phận hỏng hóc trước khi chúng gây ra sự cố.

Bảo trì sửa chữa hệ thống cơ điện: Khi các thiết bị điện bị hỏng hoặc có sự cố, bảo trì sẽ được thực hiện để khắc phục tình trạng này. Đảm bảo các thiết bị hoạt động trở lại một cách bình thường.

Đơn vị bảo trì hệ thống thiết bị điện công nghiệp uy tín

Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị bảo trì, hãy liên hệ với Vnatech. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, cùng với đội ngũ kỹ sư lành nghề. Chúng tôi luôn tự tin là đơn vị cung cấp giải pháp bảo trì hiệu quả, chi tiết cho khách hàng.

  • Thiết bị thay thế được nhập khẩu từ nước ngoài. Đảm bảo hàng chính hãng
  • Quy trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn
  • Có chính sách bảo hành, hỗ trợ cho đến khi quy trình vận động trơn tru

Hy vọng qua những thông tin chúng tôi đã chia sẻ bên trên. Bạn đã hiểu thêm về tầm quan trọng của bảo trì trì điện nhà máy. Xin vui lòng liên hệ qua số hotline:

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.

VPGD: VT09-BT02 – KĐT Xa La – Hà Đông – Hà Nội.

MST: 01 05 158 192

TRANG CHỦ: www.vnatech.com.vn

Email: contact@vnatech.com.vn

Hotline: 0903 418 369 / 0977 550 085

ĐT: 024 668 3 261 / 098 311 7863

Chúng tôi có giải pháp toàn diện cho bạn

Giúp bạn giải quyết các bài toán gặp phải trong quá trình sản xuất là sứ mệnh và trách nhiệm của chúng tôi.

Chúng tôi sẵn sàng giúp bạn xây dựng các giải pháp công nghệ từ cục bộ đến toàn hệ thống.

image








    Contact Me on Zalo