Chất lượng hàng hóa luôn là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sản phẩm có chất lượng tốt sẽ giúp tăng giá thành sản phẩm phẩm, góp phần làm tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chính vì vậy hiện nay các doanh nghiệp sản xuất đang tìm mọi biện pháp để quản lý chất lượng hàng hóa.
Quản lý chất lượng có vai trò quan trọng
Quản lý chất lượng hàng hóa là gì?
Chất lượng là tập hợp toàn bộ các đặc điểm, đặc tính của sản phẩm bao gồm các yếu tố như: đặc điểm, đặc tính, giá trị riêng của sản phẩm, yếu tố về kỹ thuật – công nghệ, yếu tố về kinh tế với nhà sản xuất, yếu tố thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Với tất cả những yếu tố trên, nếu sản phẩm thỏa mãn được toàn diện nhu cầu của khách hàng thì khi đó sản phẩm mới đảm bảo được chất lượng.
Quản lý chất lượng hàng hóa là các hoạt động phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, bao gồm: lập tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hoạch định chất lượng sản phẩm, kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm, cải tiến chất lượng sản phẩm.
Vì sao phải quản lý chất lượng hàng hóa?
Trong tất cả các doanh nghiệp sản xuất dù ở bất kỳ lĩnh vực nào, quy mô lớn hay nhỏ việc quản lý chất lượng sản phẩm cũng luôn đóng vai trò quan trọng và quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
Khi công tác quản lý chất lượng hàng hóa được thực hiện tốt doanh nghiệp dó thể:
Tiết kiệm được chi phí.
Khi hoạt động sản xuất diễn ra liên tục dẫn đến tiêu hao nguyên vật liệu nhiều, chất thải trong quá trình sản xuất nhiều hơn gây ô nhiễm môi trường. Nếu thực hiện tốt việc quản lý chất lượng hàng hóa sẽ góp phần giảm thiểu chi phí tiêu hao nguyên vật liệu, đồng thời bảo vệ môi trường.
Hạn chế hàng lỗi.
khi vấn đề quản lý chất lượng hàng hóa được đẩy mạnh sẽ giảm được tối đa hàng lỗi, từ đó hạn chế được chi phí sản xuất xuất giúp giảm giá thành sản phẩm. Nhờ vậy chất lượng sản phẩm được nâng cao đồng thời tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Nâng cao uy tín của sản phẩm,
Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu của con người ngày một khắt khe hơn đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi chất lượng hàng hóa được nâng cao uy tín sản phẩm cũng tăng theo để đáp ứng được thị hiếu và tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
Quy trình quản lý chất lượng hàng hóa trong doanh nghiệp sản xuất.
Quy trình quản lý chất lượng là tập hợp các bước hoạt động giúp đảm bảo hàng hóa đước sản xuất ra phù hợp với mục đích. Quy trình bao gồm 4 bước:
Hoạch định chất lượng
Hoạch định chất lượng là bước đầu tiên trong quy trình quản lý chất lượng. Hoạt động hoạch định chất lượng giúp xác định các tiêu chuẩn cần đạt được và đưa ra giải pháp để đạt được tiêu chuẩn đó. Nhiệm vụ của hoạch định chất lượng là:
- Nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu của khách hàng về sản phẩm.
- Xác định tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và đưa ra giải pháp đạt được tiêu chuẩn đó.
- Thiết kế sản phẩm theo tiêu chuẩn đặt ra
- Đưa ra quy trình thực hiện và cách kiểm soát hoạt động của các quy trinh đó.
Đảm bảo chất lượng.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cần giám sát, quản lý, đảm bảo chất lượng của các quy trình sản xuất theo một chuẩn mực nhất định. Quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn chất chất lượng trong tất cả các khâu từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế,,, đến khâu sản xuất, ra sản phẩm cuối cùng, bán hàng và tiêu thụ ra thị trường.
Kiểm soát chất lượng.
Hoạt động kiểm soát chất lượng nhằm tìm ra và khắc phục những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng. Đưa ra các phương án để nâng cao chất lượng sản phẩm. Kiểm soát chất lượng sản phẩm bao gồm các bước:
- Kiểm soát chất lượng đầu vào Kiểm soát chất lượng đầu vào.
Lựa chọn những nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn, loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu.
- Kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm nhằm kiểm soát chất lượng, hạn chế tối đa lỗi về chất lượng trong quá trình sản xuất.
- Kiểm soát chất lượng đầu ra Kiểm tra chất lượng thành phẩm.
Thu thập và phân loại các sản phẩm lỗi, gửi yêu cầu về các bộ phận có liên quan để điều chỉnh.
Quản lý chất lượn hàng hóa nhằm tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
3.4 Cải tiến chất lượng.
Hoạt động cải tiến chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ đó mang lại lợi ích cho khách hàng và chính doanh nghiệp sản xuất. Việc không ngừng nỗ lực cải tiến chất lượng sản phẩm còn giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận trong dài hạn, đồng thời tăng uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường.
Quản lý chất lượng hàng hóa là một vấn đề có tính liên tục và cần luôn được duy trì trong suốt quá trình sản xuất. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho các doanh nghiệp sản xuất trong vấn đề chất lượng sản phẩm.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.
VPGD: VT09-BT02 – KĐT Xa La – Hà Đông – Hà Nội.
MST: 01 05 158 192
Website: https://vnatech.com.vn
Email: contact@vnatech.com.vn
Hotline: 0903 418 369 / 0977 550 085
ĐT: 024 668 3 261 / 098 311 7863