Quy trình lắp đặt đấu nối tủ điện công nghiệp

dau noi tu dien3 1

Đấu nối tủ điện công nghiệp là vấn dề quan trọng và có vai trò quyết định đến chất lượng của tủ điện. Lắp đặt đấu nối tủ điện hợp lý không chỉ giúp cho việc vận hành tủ điện được dễ dàng thuận tiện mà còn đảm bảo an toàn cho hệ thống và người vận hành

Lắp đặt, đấu nối tủ điện cần tuân thủ một số nguyên tắc
Lắp đặt, đấu nối tủ điện cần tuân thủ một số nguyên tắc

Tổng quan về tủ điện công nghiệp

Trước khi tìm hiểu về quy trình đấu nối điện công nghiệp ta cần hiểu tổng quan về tủ điện công nghiệp

Tủ điện công nghiệp là gì?

Tủ điện công nghiệp là thiết bị dùng để lắp đặt, điều khiển và bảo vệ các thiết bị điẹn công nghiệp. Các thiết bị được kết nối với nhau bởi dây điện thanh đồng, jump nối theo bản vẽ thiết kế.

Các thiết bị trong tủ điện

Trong tủ điện công nghiệp thường bao gồm các nhóm thiết bị sau:

Thiết bị điều khiẻn: 

  • Bộ nguồn
  • Bộ đièu khiẻn PLC
  • Màn hình điều khiẻn, cài đặt, giám sát
  • Rơ le
  • Cầu chì hạ thế
  • Nút nhấn, đèn báo chuyển mạch

Thiét bị đóng cắt: 

  • Aptomat  khối
  • Aptomat chống giật
  • Aptomat nhanh
  • Máy cắt khí
  • Rơle nhiệt
  • Contactor

Thiét bị bảo vệ:

  • Bộ bảo vệ quá dòng;
  • Bộ bảo vệ chạm đất;
  • Bộ bảo vệ mất pha, quá áp, thấp áp;
  • Bộ chống sét.

Thiết bị đo lường

  • Công tơ
  • Đồng hồ
  • Biến dòng hạ thé
  • Thiết bị chuyển mạch

Các thiết bị phụ kiện khác

  • Dây điện
  • Công tắc nhiệt độ điều khiển quạt gió
  • Bộ tản nhiệt, làm mát tủbao gồm: quạtgios, điều hòa
  • Công tắc
  • Đèn chiếu sáng tủ điện
  • Mạng đi dây
  • Cầu đấu động lực, cầu đấu điều khiển
  • Đầu cốt, dây thít, mica, ruột gà,…
  • Đồng thanh cái kết nối;

Có rất nhiều loại tủ điều khiển điện khác nhau. Tùy vào từng loại động cơ, hệ thống sản xuất mà lựa chọn tủ điện phù hợp. đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Quy trình đấu nối tủ điện công nghiệp

Về cơ bản quy trình đấu nối tủ điên sẽ bao gồm các bước sau:

Xác định thông số kỹ thuật, lựa chọn thiết bị

Trước khi tiến hành đấu nối tủ điện chúng ta cần tính toán xác định chính xác chi tiết các thông số kỹ thuật và lựa chọn các thiết bị hù hợp

Đối với tủ điện điều khiển

Cần tính toán cụ thể chi tiết các thông số để lựa chọn thiết bị tính năng phù hợp nhất. Tùy thuộc vào yêu cầu và mức độ thiết kế của hệ thống tủ điện để lựa chọn thiết bị thích hợp

Đối với tủ điện phân phối hạ thế

Cần tính toán và xác định chính xác các thông số của thiết bị như: aptomat, role, dây dẫn…để xác định phụ tải và số lượng nhánh cần phân phối

Cần lưu ý không nên chọn các thiết bị có giá trị quá cao nhằm cân đối giữa kinh tế và nhu cầu về kỹ thuật

Cần bố trí thiết bị trong tủ điện hợp lý
Cần bố trí thiết bị trong tủ điện hợp lý

Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị, sơ đồ nguyên lý hoạt động

Việc thiết kế sơ đồ nhằm mục đích mô phỏng cách bố trí các thiết bị trong tủ điện đảm bảo cho việc sắp xếp thiết bj trong tủ điện được hợp lý nhất  Chính vì vậy việc bố trí và vẽ sơ đồ bố trí thiết bị có vai trò rất quan trọng nhằm thiết lập tủ điện.

Việc sắp xếp bồ trí các thiết bị trong tủ điện cần đảm bảo công năng, hạn chế vật tư và tối ưu chi phí lắp đặt. thuận tiện cho việc sửa chữa bảo trì, và có khả năng mở rộng thay thế hệ thống

Lắp đặt vỏ tủ điện

Sau khi dã tính toán được các thông số kỹ thuật và lựa chọn được các thiết bị thích hợp cũng như lên sơ đồ bàn vẽ bố trí thiết bị trong tủ điện sẽ tiến hành gia công lắp đặt vỏ tủ điện băngf máy CNC có độ chính xác tuyệt đối

Khi lắp đạt các thiết bị rong tủ điện cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Các thiết bị như công tắc, nút bấm nên đặt trên cùng một hàng giúp thuận tiện cho quá trình vận hành

Đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, đồng hồ chỉ thị, điện áp nên đặtnngang tầm mắt để người vận hành dễ dàng quan sát

Công tắc,nút bấm, thiết bị điều khiển nên dặt ngang với ngực để dễ dàng trong việc điều khiển và vận hành thiết bị

Vỏ tủ điện cần có vác vị trí khoan khoét lỗ thông vói bên ngoài như: quạt thông gió, lưới che chắn, các vị trí đầu dây vào…

Bố trí các thiết bị trong tủ điện

Các thiết bị trong tủ điện cần được sắp xếp và bố trí sao cho hợp lý nhằm hạn chế tối đa độ nhiễu, tiết kiệm chi phí, nâng cao tuổi thọ của tủ điện

Các thiết bị trong tủ điện bao gồm cấc nhóm nư sau:

  • Aptomat tổng được bố trí ở giữa tủ điện giúp cho quá trình xận hành được dễ dàng
  • Thiết bị điều khiển: bao gồm bộ điều khiển, cảmbieens, rơ le trung gian,rơle bảo về thường được bố trí ở góc phía trên
  • Thiết bị đóng cắt: bao gồm aptomat, khởi động từ, contactor được bố trí cùng một hàng ở phía dưới
  • Cần đấu được bố trí ở phía dưới để thuận tiện cho việc đáu dây ra – vào

Đấu dây dẫn điện

Trong quá trình đấu dây dẫn điện cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Dây dẫn giữa các thiết bị cần được sắp xếp hợp lý nhưng phải đảm bảo gọn gàng không bị rối
  • Dây điều khiể và dây mạch lực cần được bố trí vuông góc với nhau
  • Dây phần mạch động lực đấu trước sau đó tới dây điều khiển
  • Dây mạch lực và dây tín hiệu bắt buộc phải có vỏ bọc để chống nhiễu
  • Đầu cốt cần được đánh dấu bằng các màu khác nhau hoặc đánh số thứ ự để việc sửa chữa và kiểm soát được dễ dàng thuân tiện

Cấp nguồn và chạy không tải

Trước khi cấp nguồn cho tủ điện cần kiểm tra lại hệ thống bàng cách sử dụng đồng hồ vạn năng. Trước khi đấu tải nên để tủ điện hoạt động không tải đẻ phát hiện lỗi đảm bảo an toàn cho tủ điện và người vận hành thiết bị

Cần kiểm tra tủ điện kỹ lưỡng trước khi đấu tải
Cần kiểm tra tủ điện kỹ lưỡng trước khi đấu tải

Lưu ý khi lắp đặt đấu nối tủ điện công nghiệp

Trong quá trình láp đặt tủ điện sẽ có rất nhiều các thiết bị với các vai trò khác nhau. Vì vậy nhất thiết cần phải có sơ đồ bố trí sắp xếp với 3 phần chính: Mạch điểu khiển, mạch công suất, mạch tự động

Các thiết bị cần được bố trí sắp xếp theo từng nhóm một cách để quá trình vận hành được dễ dàng thuận tiện

Tủ điện cân được bố trí hợp lý với hướng điện ra, hướng điện lưới nhàm đảm bảo an toàn cho hệ thống

Nên bố trí thêm các ổ cắm điện 220v trong tủ điện để tiện lợi cho việc sửa chữa, bảod dưỡng

Phần vỏ tủ điện cần đảm bảo độ kín nhằm tránh nước không gây ảnh hưởng đến các thiết bị bên trong

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.

VPGD: VT09-BT02 – KĐT Xa La – Hà Đông – Hà Nội.

MST: 01 05 158 192

Website: https://vnatech.com.vn

Email: contact@vnatech.com.vn

Hotline: 0903 418 369 / 0977 550 085

ĐT: 024 668 3 261 / 098 311 7863

Chúng tôi có giải pháp toàn diện cho bạn

Giúp bạn giải quyết các bài toán gặp phải trong quá trình sản xuất là sứ mệnh và trách nhiệm của chúng tôi.

Chúng tôi sẵn sàng giúp bạn xây dựng các giải pháp công nghệ từ cục bộ đến toàn hệ thống.

image








    Contact Me on Zalo